Việc Mỹ mở rộng mạng lưới căn cứ tại châu Á gây hậu quả gì?

Hoa Kỳ dự định mở rộng đáng kể thực tiễn triển khai quân đội và bố trí những căn cứ tiền tiêu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, giống như những gì đang xảy ra ở châu Âu trong vài năm qua trên địa bàn “Chiến tranh Lạnh mới”.
Sputnik

Kết luận này có thể được rút ra từ bài phát biểu tại Quốc hội Hoa Kỳ của Đô đốc Philip Davidson, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ. Trong bài bình luận cho Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nói về kế hoạch của Mỹ mở rộng mạng lưới căn cứ tại châu Á.

Ông Lavrov: Sự mở rộng NATO, việc PACE phân biệt đối xử với Nga là mắt xích cùng một chuỗi

Đến nay các lực lượng chính của Hoa Kỳ trong khu vực đều tập trung ở Đông Bắc Á (Nhật Bản và Hàn Quốc), và tại các khu vực Thái Bình Dương do Hoa Kỳ kiểm soát (đảo Guam), nhưng, bây giờ tình hình sẽ thay đổi. Theo ý kiến của các chuyên gia trên cổng thông tin Military.com, các căn cứ mới của Mỹ có thể xuất hiện ở Indonesia, Papua New Guinea và Micronesia, nhưng, có thể có những lựa chọn khác.

Hoa Kỳ phải tiếp tục triển khai lực lượng mới ở châu Á, vì ngay hiện nay Trung Quốc có một ưu thế đáng kể so với cả các đồng minh của Mỹ và các lực lượng Mỹ đóng quân trên cơ sở thường xuyên trong khu vực. Đối với Trung Quốc, điều rất quan trọng là làm chậm hoặc ngừng quá trình triển khai lực lượng Mỹ ở châu Á, đặc biệt ở những vùng biển nằm gần những tuyến liên lạc quan trọng của Trung Quốc.

Mỹ và Qatar ký thỏa thuận về việc mở rộng căn cứ không quân El-Udeid

Một lợi thế của Trung Quốc là vai trò to lớn của nước này trong nền kinh tế khu vực. Đối với các quốc gia trong khu vực, Trung Quốc là thị trường chính, là đối tác công nghiệp chính và là nguồn đầu tư. Trước đây, Trung Quốc đã chứng minh khả năng sử dụng "ngoại giao kinh tế" để ký kết những hợp đồng thuận lợi cũng như để trừng phạt những quốc gia châu Á có hành động trái với lợi ích của Trung Quốc. Một ví dụ là chiến dịch gây áp lực với Hàn Quốc trong năm 2016-2017 sau khi quốc gia này triển khai Hệ thống Phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ.

Mặt khác, Hoa Kỳ có mối quan hệ lâu dài với giới chính trị và quân sự của một số quốc gia trong khu vực. Hoa Kỳ đã thu lượm nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức những hành động can thiệp vào chính sách đối nội của các nước này — kể từ thời gian chính sách chống cộng trong Chiến tranh Lạnh. Hoa Kỳ có khả năng hành động nhanh chóng, cứng rắn và mạo hiểm hơn so với Trung Quốc. Trong trường hợp cần thiết, Mỹ sẵn sàng dùng bạo lực để giải quyết vấn đề của họ.

Tổng thống Putin cho biết cách Nga đáp trả việc triển khai tên lửa của Mỹ ở châu Âu

Diễn biến các sự kiện theo kịch bản này sẽ làm cho đối đầu Mỹ-Trung leo thang hơn nữa và có thể làm cho nó không thể đảo ngược. Cuộc đối đầu gay gắt của hai cường quốc hàng đầu có thể là mối đe dọa đối với các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực. Tuy nhiên, các quốc gia Đông Nam Á có khả năng duy trì hệ thống chính trị ổn định trong tình huống phức tạp này và có một chính phủ mạnh mẽ thực thi chính sách độc lập sẽ có thể thu được những lợi ích đáng kể.

Một chiến lược khả thi của các quốc gia Đông Nam Á trong điều kiện này là duy trì sự cân bằng để nhận được sự hỗ trợ kinh tế và tiếp cận công nghệ cao cả từ Trung Quốc và Hoa Kỳ, mà tránh tham gia vào một liên minh chính thức với mỗi bên. Sự phát triển hợp tác với các cường quốc khác, như Nga hay Pháp, sẽ được sử dụng để mua vũ khí, cũng như các công nghệ quân sự và sử dụng kép, mà không nhận về mình những cam kết chính trị bổ sung với các siêu cường. Nhưng, khả năng theo đuổi một chính sách như vậy sẽ bị hạn chế nghiêm trọng bởi các yếu tố chính trị nội bộ, bao gồm mức độ đoàn kết giới tinh hoa chính trị và khả năng chịu áp lực từ bên ngoài của mỗi quốc gia.

Thảo luận