Ba nhân viên của bộ phận lãnh sự Colombia đã cùng gia đình rời Venezuela, Sputnik đưa tin. Các nhà ngoại giao Colombia đi bộ qua biên giới tới San Antonio, với sự tháp tùng của cảnh sát Venezuela.
Ngày 23 tháng 2, Venezuela đã cắt đứt quan hệ ngoại giao và chính trị với Bogota và hạn cho nhân viên đại sứ quán 24 giờ để rút về nước.
Căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước là do tình hình xung quanh việc Mỹ nỗ lực chuyển viện trợ nhân đạo từ Colombia đến Venezuela mà không có sự đồng ý của Caracas.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro từ chối chấp nhận sự giúp đỡ, vì theo ông, "trò trình diễn dối trá" này diễn ra trong bối cảnh Washington áp đặt lệnh trừng phạt, chặn tài sản của PDVSA và cấm giao dịch với công ty dầu mỏ nhà nước này, tước đoạt của Venezuela hơn 10 tỷ đô la.
Hoa Kỳ đã không thành công trong việc làm rung chuyển tình hình ở Venezuela, ông Alexander Chichin, trưởng khoa Khoa học Kinh tế và Xã hội của Học viện Kinh tế và Hành chính Quốc gia Nga trực thuộc Tổng thống Nga (RANEPA), cho biết khi trả lời phỏng vấn Sputnik.
"Cáncân lực lượng đã thay đổi vào ngày 23 tháng 2, vì phương ántác độngnàycủaMỹcũng không có hiệu lực đối với Venezuela. Chiếndịch với đoàn xe nhân đạo đã thất bại, chonêngiờ đây ông Guaido chỉ có thể sử dụng thuật ngữ của các chính trị gia Mỹ mà nói rằng: tất cả các lựa chọn đã được đặtlênbàn. Tất cả các biện pháp ngoại giao đã được thực hiện, và điều duy nhất có thể nói đếnlà phương pháp can thiệp. Như vậy, Mỹ đã không thể làm rung chuyển tình hình, không thể biến viện trợ nhân đạo này thành vũ khí đểvượt biên giới Venezuela… Tất cả những người Venezuela không giàu có giờ đây thậm chí còn xíchlại gần hơnvới ông Maduro" — ông Alexander Chichin nói.
Ông cho rằng áp lực lên lãnh đạo của Venezuela sẽ tiếp tục diễn ra:
"Hiện giờ ông Maduro đã nhận được sự hỗ trợ đầy đủ không chỉ của quân đội, mà của cả nhân dân. Và đã không xảy ra sự tắc nghẽn nào lẽ được tạo ra ở biên giới để dùng làm cái cớ cho các chiến binh được huấn luyện tại các trại ở Colombia xâm nhập vào lãnh thổ Venezuela. Tức là ra khỏi tình hình này, Maduro trở nên mạnh mẽ hơn. Bây giờ triển vọng đã trở nên hoàn toàn rõ ràng. Đất nước sẽ tồn tại trong điều kiện tổng động viên chính trị và tinh thần, với nguồn lực kinh tế eo hẹp, và giai đoạn này có thể khá dài. Có nghĩa là Hoa Kỳ không thể đè bẹp Venezuela trước mắt mọi người: hóa ra nguồn lực dự trữ của Maduro khá đáng kể." — ông Alexander Chichin nói.
Hồi tháng 1, làn sóng phản đối đã quét qua Venezuela chống Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro, được bầu lại vào tháng 3 năm ngoái. Ngày 23 tháng 1, Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido tự tuyên bố là Tổng thống lâm thời. Động thái này được hỗ trợ bởi Hoa Kỳ và một số quốc gia đồng minh.
Các nước ủng hộ Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro là Nga, Mexico, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia và các nước khác.