AP: Sau chiến tranh, Việt Nam là bài học về hòa giải cho lãnh đạo Triều Tiên

Khi đến thủ đô Hà Nội để có cuộc gặp thượng đỉnh lần 2 với Tổng thống Mỹ Donald Trump, lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un sẽ được biết đến phần thưởng tiềm năng của sự hòa giải với một cựu thù, báo Thế giới tiếp thị dẫn phân tích của AP khẳng định.
Sputnik

Trong bài viết "từ oanh tạc cơ đến Big Macs: Việt Nam là một bài học của sự hòa giải", hãng tin AP của Mỹ nhắc vào lúc chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, hàng chục ngàn tấn bom đã được Mỹ thả xuống Hà Nội, và trong hơn 20 năm chiến tranh đã khiến 3 triệu người Việt và 58.000 lính Mỹ chết trận.

Đàm phán Mỹ-Triều tại Hà Nội, nhìn từ góc độ truyền thông

AP viết:

"Việt Nam thắng trận nhưng các thành phố bị tàn phá, những cánh rừng và đồng ruộng bị nhiễm thuốc diệt cỏ khai hoang độc hại. Nhưng bất chấp sự dã man của cuộc chiến, những gì tiếp sau chính là một cuộc xích lại gần nhau đáng chú ý giữa hai đối thủ chiến tranh, và đã mất 20 năm để Việt-Mỹ khôi phục quan hệ đầy đủ.

Nay, vài người hy vọng sẽ giúp ông Kim Jong-un có được một lộ trình tự làm hòa với Mỹ, và Hà Nội từng bị bao vây sẽ là nơi có một giải pháp lớn cho một trong những cuộc xung đột còn lại của thời chiến tranh lạnh.

Trong khi Triều Tiên tiếp tục là kình địch của Mỹ 65 năm sau khi ngưng cuộc chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam ngày nay là một đối tác chặt chẽ, thậm chí mua cả vũ khí sát thương của Mỹ.

Quan hệ song phương Việt-Mỹ tăng 8.000 % trong 20 năm qua, và Mỹ đã đầu tư hàng tỉ USD vào một trong những nền kinh tế hiệu quả nhất của thế giới.

Và trong khi cỗ máy tuyên tuyền Triều Tiên tiếp tục thể hiện quan điểm khinh ghét Mỹ, ở Việt Nam lại hầu như không có sự hận thù nào đối với Mỹ".

Poster in hình các nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un và Hoa Kỳ, TT Donald Trump tại Hà Nội

Hãng tin dẫn lời nữ sinh viên đại học Đinh Thanh Huyền 19 tuổi, nói khi xếp hàng chờ vào quán thức ăn nhanh McDonald's ở Hà Nội:

"Tôi ra đời sau chiến tranh, chỉ biết các câu chuyện chiến tranh qua các sách và phim Mỹ". Cô vui vì hai cựu thù đã hòa giải: "Lịch sử là để chúng tôi học, không phải để nuôi lòng hận thù".

Việt Nam trở thành tâm điểm địa chính trị
AP viết ông Kim Jong-un có thể ghi nhận lịch sử hòa giải để đôi bên cùng có lợi, và ghi nhận cách các nhà lãnh đạo Việt Nam đã cho phép một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và mở cửa với Mỹ cùng các nước khác.

Hoặc ông Kim Jong-un cũng chỉ việc tập trung vào cuộc gặp thượng đỉnh Triều-Mỹ ngày 27, 28/2 tới, nói chuyện về chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, cùng các lệnh trừng phạt kinh tế mà Triều Tiên đang phải gánh chịu.

"Phép lạ" tan băng quan hệ Việt-Mỹ sẽ tái diễn với Triều Tiên?

Năm 2018 tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng nói về "mối quan hệ đối tác và sự thịnh vượng không thể nào tưởng tượng" mà Mỹ có được với Việt Nam. Ông nói:

"Tôi đã gởi một thông điệp đến Chủ tịch Kim Jong-un: Tổng thốngTrump tin tưởng quốc gia của Ngài có thể đi theo đường hướng này. Đây là lúc Ngài nắm lấy cơ hội. Đấy cũng có thể là phép lạ của Ngài tạo ra cho Triều Tiên".

Từ sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều đầu tiên hồi tháng 6/2018 ở Singapore, hai bên chỉ mới đạt vài tiến độ nhỏ, gồm Bình Nhưỡng trao trả một số hài cốt lính Mỹ tử trận trong chiến tranh Triều Tiên, và đó là cuộc trao trả đầu tiên sau hơn 10 năm.

Cũng chính vấn đề binh lính mất tích khi tham chiến (MIA) này đã giúp ích cho cuộc hòa giải Việt-Mỹ, với việc trao trả hài cốt lính Mỹ tử trận đã tạo ra một môi trường để cải thiện quan hệ ở các lĩnh vực khác.

Hợp tác Việt - Mỹ sau chiến tranh có thể là hình mẫu cho thế giới
Tiếp đến là Mỹ dần nới lỏng lệnh cấm vận kinh tế, vào lúc Washington ủng hộ chính sách Đổi Mới của Việt Nam —được vạch ra năm 1986- nhằm rời khỏi nền kinh tế nhà nước để theo hướng kinh tế thị trường, mở cửa đón nhận các công ty nước ngoài đến Việt Nam đầu tư.

Triều Tiên đã thể hiện sự quan tâm công cuộc cải cách của Việt Nam, cử du học sinh và các đoàn đại biểu sang tham quan và họ trở về nước với những báo cáo tích cực.

Nhờ quan hệ thân cận với Triều Tiên từ năm 1950, Việt Nam có thể là địa điểm lý tưởng để thúc đẩy Bình Nhưỡng tái tổ chức nền kinh tế nghèo nàn và chuyển thù thành bạn.

Nhà khoa học chính trị Carlyle Thayer ở Đại học New South Wales (Úc) nói:

"Mô hình phát triển Đổi Mới của Việt Nam là yếu tố quan trọng trong chiến lược lớn của Mỹ, nhằm kéo Triều Tiên khỏi tình trạng tự cô lập, trong quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên". Nhưng ông Thayer và các nhà phân tích khác đều tránh nói đến khả năng "phép lạ" quan hệ Mỹ-Việt có thể lại tái diễn với Triều Tiên, do Bình Nhưỡng đã có nhiều cách phản ứng với Mỹ kể từ khi đình chiến Chiến tranh Triều Tiên, gồm tự đóng cửa với thế giới bên ngoài và duy trì thái độ chiến tranh lạnh.

Người dân thủ đô du xuân và chụp ảnh lưu niệm tại phố Bích Hoạ - Phùng Hưng.

Đất nước của những nụ cười vui và thức ăn ngon

Ngược lại, Việt Nam đã chọn quên đi thảm kịch chiến tranh và tiến tới phía trước. Không lâu sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, các nhà báo và các đoàn quan chức Mỹ lại được phép đến Hà Nội.

Mỹ muốn bán vũ khí hay Việt Nam ngày càng quan trọng với Hoa Kỳ?
Trong khi ngỡ sẽ gặp phải thái độ tiếp đón thù địch, những người Mỹ đã bị bất ngờ, khi từng người Việt Nam — ngay cả các gia đình có người thân chết vì bom Mỹ- đều không hề tỏ ra hận thù họ. Các cựu binh Mỹ sau khi thăm chiến trường xưa đều kể về sự tiếp đón chân tình, và đôi lúc họ đã khóc, ôm lấy các cựu thù xưa, khi hai bên kể nhau nghe những câu chuyện về sự bạo tàn của chiến tranh.

Việt Nam cũng không còn bị Mỹ đe dọa, trong khi Triều Tiên cho rằng Mỹ muốn xâm chiếm nước họ, khiến Bình Nhưỡng khó từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân, có thể ngay cả lúc đàm phán để được dở bỏ lệnh cấm vận kinh tế.

Những cuộc gặp mặt đối mặt đã diễn ra, giúp nới lỏng sự thù địch giữa Việt-Mỹ, nhưng chúng chưa hề xảy ra ở Triều Tiên. Vì thế, nhiều thế hệ trẻ con Triều Tiên ngồi trong lớp xem các tranh mô tả người Mỹ như những con yêu tinh mũi bự. Lịch Triều Tiên luôn có những khẩu hiệu chống Mỹ.

Giáo sư Thayer nói:

"Trong chiến tranh Việt Nam, Hà Nội luôn phân biệt rõ giữa dân Mỹ yêu chuộng hòa bình với chính phủ Mỹ theo chủ nghĩa đế quốc. Đó là cơ sở cho tương lai hòa giải".

Cựu binh Mỹ Bob Mulholland nói:

"Trong những năm chiến tranh, người Việt Nam đã biết nhiều người Mỹ và các cựu binh phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam".

Hummer chống đạn, xe bọc thép xuất quân bảo vệ thượng đỉnh Mỹ - Triều
Và đã có những tiếng nói mạnh mẽ kêu gọi hòa giải Việt-Mỹ, gồm của các Thượng nghị sĩ Mỹ John Kerry, John McCain (đã quá cố) cùng của các cựu binh lặng lẽ trở lại Việt Nam giúp đỡ đất nước này.

Chiến tranh Việt Nam đã bắt đầu phai mờ trong trí nhớ chung của cả hai nước Mỹ và Việt Nam. Một thế hệ trẻ hơn cũng đã tạo nên hòa bình và sự thịnh vượng. Gần một quán cà phê Starbucks tại khu phố cổ của Hà Nội, các con phố treo đầy cờ Mỹ-Triều, và giới trẻ Việt vui vẻ trò chuyện với khách du lịch Mỹ.

Brian Walker, một khách du lịch 28 tuổi đã vào Bảo tàng Chiến tranh ở Hà Nội, nơi trưng xác một chiếc máy bay ném bom B-52 bị bắn rơi. Nhà hoạt động xã hội này nói:

"Đối với nhiều người Mỹ, có thể đây là một quốc gia phải chịu đựng một cuộc chiến đẫm máu mà chúng ta đã tham gia. Nhưng khi đến đây, tôi chỉ thấy mọi người cười vui, thức ăn ngon và cảnh đẹp".

Thảo luận