Gia tăng tàu ngầm Trung Quốc làm yếu vị thế Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương

Đà phát triển của lực lượng hải quân Trung Quốc những tháng gần đây là chủ đề thu hút sự chú ý trong khu vực và trên thế giới. Mối quan tâm đó không gắn với bất kỳ sự kiện nào, mà là với tích tụ nhiều yếu tố khác nhau thể hiện tình hình biến đổi về cân bằng lực lượng, - chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nêu nhận xét với Sputnik.
Sputnik

Một trong những sự kiện đáng chú ý là hoạt tính công việc với tên lửa đạn đạo mới của tàu ngầm Trung Quốc "Ngưu Lang-3", sẽ có tầm bắn gia tăng đến mức đủ sức bay tận lãnh thổ lục địa Mỹ từ khu vực tuần tra trên Biển Đông. Hồi tháng 11 năm ngoái đã diễn ra những cuộc thử nghiệm loại tên lửa như vậy. Có thể chờ đợi là sáng chế này sẽ suôn sẻ và hiệu quả hơn so với công việc về tên lửa "Ngưu Lang-2" hiện có mặt trong hệ trang bị, mà mốc đưa vào sử dụng đã bị chậm nhiều năm do thử nghiệm không thành công và mắc lỗi kỹ thuật.

Ở dưới đáy Thái Bình Dương tìm thấy tàu sân bay nổi tiếng của Mỹ
Trong những năm qua, Trung Quốc xúc tiến công việc mở rộng Nhà máy đóng tàu Bohai ở Huluao (Liêu Ninh), trung tâm duy nhất của Trung Quốc về đóng tàu ngầm hạt nhân. Tại xí nghiệp này đã xây dựng nhiều nhà xưởng mới, bến cảng, cải thiện đường tiếp cận và các chủ thể phụ trợ. Do đó, người ta cho rằng Trung Quốc đủ khả năng hoặc là sẽ sớm thực hiện việc chế tạo đồng loạt cả số lượng lớn tàu ngầm hạt nhân.

Một vài chuyên gia, ví dụ như Rick Joe trong bài viết đăng trên trang web The Diplomat thậm chí còn nói về viễn cảnh là cơ sở được đổi mới này sẽ đủ lực để cho xuất xưởng cùng lúc đến 12 tàu ngầm nguyên tử đa năng.

Thậm chí nếu như đánh giá này có vẻ hơi quá, thì vẫn hiện hữu mọi thứ chỉ ra rằng Trung Quốc đang chuẩn bị đẩy mạnh đáng kể tốc độ xây dựng tàu ngầm hạt nhân, mà cho đến nay còn là sản phẩm đơn lẻ từng chiếc một. Hiện tại, theo báo cáo điều tra thường niên của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về sức mạnh quân sự của Bắc Kinh thì hải quân Trung Quốc có 6 tàu ngầm nguyên tử đa năng (4 trong thành phần Hạm đội phương Bắc và 2 ở Hạm đội Nam) và 4 tàu ngầm tên lửa hạt nhân (trong Hạm đội Nam).

Nhật Bản quyết “nắn gân” Trung Quốc bằng tập trận tàu ngầm ở Trường Sa
Có vẻ là các chuyên gia Trung Quốc tin chắc rằng nước họ sở hữu đủ mọi công nghệ và thiết bị cần thiết để khắc phục những thiếu sót khét tiếng trong các tàu ngầm hạt nhân cũ, trước hết là về độ ồn cao. Logic tương tự cũng là định tính đặc trưng khi phát triển các loại vũ khí khác. Trong giai đoạn sản xuất đơn lẻ hoặc loạt nhỏ, những thứ mới luôn vượt hơn mẫu "tiền bối" chưa hoàn thiện về mặt kỹ thuật, mà mục đích chính là tích lũy kinh nghiệm trong sáng chế, sản xuất và vận hành, cũng như thử nghiệm những phương pháp chiến thuật khác nhau cho sử dụng thực tế. Sau khi đạt được thành tựu cần thiết theo cách này thì Trung Quốc mới chuyển sang sản xuất hàng loạt.

Ví dụ điển hình về công thức đó quá trình phát triển hạm đội tàu nổi của Trung Quốc — chuyển đổi từ chế tạo từng chiếc tàu khu trục tên lửa khác nhau, đem ra thử nghiệm những năm 1990 — đầu những năm 2000, rồi sau đó đóng hàng loạt kể từ nửa cuối thập niên 2000.

Nhưng yếu tố chính thu hút sự chú ý vào hạm đội tàu ngầm này là sự vượt lên trông thấy của Trung Quốc song song với đà suy yếu ưu thế quân sự của Hoa Kỳ so với Trung Quốc trong tất cả các lĩnh vực khác, thực tế mà chính người Mỹ cũng phải thừa nhận. Mặc dù Hoa Kỳ vẫn là siêu cường quân sự hùng mạnh nhất thế giới, nhưng độ vượt trội của họ trong các phân đoạn công nghệ hàng không, hệ thống phòng không và vũ khí tên lửa bây giờ không quá lớn và không bù đắp cho thua thiệt về vị trí địa lý so với Trung Quốc một khi tiến hành chiến tranh ở vùng Tây Thái Bình Dương.

Dù sao thì tàu ngầm vẫn là át chủ bài cứng cựa của Mỹ. Khi phát biểu tại Quốc hội Hoa Kỳ hồi đầu tháng 2, Đô đốc Phil Davidson chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương thuộc lực lượng vũ trang Hoa Kỳ đã gọi tàu ngầm là "sức mạnh vượt trội đáng kể nhất của Hoa Kỳ về mọi mặt". Từ nhãn quan như vậy, ông này kêu gọi Washington gia tăng tốc độ xây dựng tàu ngầm các loại. Bởi nếu như để lụi tàn ưu thế cuối cùng này thì triển vọng của Mỹ ở Thái Bình Dương sẽ rất tù mù.

Thảo luận