Thoát khỏi trại giam tử thần số 20 ở Mauthausen: Lời thề của các tù nhân

Tháng 2/1945, một nhóm sĩ quan Liên Xô đã trốn thoát khỏi trại giam tử thần số 20 trên địa bàn trại tập trung Mauthausen của nước Đức Quốc xã. Những người sống sót, đúng theo lời thề của họ, phải thông báo với Tổ quốc toàn bộ sự thật về các tội ác của bọn phát xít.
Sputnik

Văn phòng biên tập của Sputnik có dịp đọc lại lá thư của một trong những người sống sót gửi tới Nikita Khrushchev. Trong đó, ông nói về lời thề và yêu cầu giúp đỡ trong việc lưu giữ ký ức về chiến công của họ.

Theo số liệu chính thức, từ năm 1938 đến năm 1945, 122.766 người đã bị giết hại ở Mauthausen, trong đó 32.180 người là công dân Liên Xô. Đặc biệt khủng khiếp là số phận của những người rơi vào trại giam tử thần số 20. Các tù nhân Liên Xô, đa số là sĩ quan, đã được đưa đến đây. Thông thường những lính SS của phát xít Đức thậm chí không bận tâm đến việc đăng ký tên các tù binh. Để làm gì? Trong trại giam số 20 các tù nhân bị đốt cháy trong vòng 2-3 tuần. Vào tháng 1 năm 1945, các phi công Liên Xô đã nhập trại giam này.

Trại tập trung Mauthausen

Chỉ có bảy người trong số họ có thể thoát khỏi cuộc săn lùng chết chóc mà lính Đức quốc xã đã tổ chức sau khi hơn 500 tù nhân cố gắng trốn thoát vào đêm ngày 2/2 và rạng sáng ngày 3/2. Văn phòng biên tập của Sputnik có dịp đọc lại lá thư của Ivan Bityukov, một trong những người sống sót, gửi tới Nikita Khrushchev. Một độc giả đã tìm thấy bức thư này trong Lưu trữ Nhà nước Liên bang Nga. Như được biết, Thượng úy phi công Xôviết Leonid Khrushchev, con trai lớn của Nikita Khrushchev, đã mất tích khi làm nhiệm vụ oanh kích quân Đức. 

Phát hiện "hội chứng Việt Nam" ở trẻ em nạn nhân Holocaust
Trong một lá thư viết vào ngày 10 tháng 4 năm 1960, ông Bityukov đưa ra yêu cầu với người đứng đầu Liên Xô không phải về bản thân mình, mà về những đồng đội đã ngã xuống. Ông yêu cầu giúp giới thiệu công khai câu chuyện của họ để tất cả những người Liên Xô biết đến. Vào ngày 2 tháng 2, trước khi thoát khỏi trại giam tử thần, các tù nhân đã thề với nhau:

Nếu có ai trong chúng ta sống sót, người đó phải kể lại cho Tổ quốc và gia đình biết sự thật về trại giam tử thần số 20, cái tên tượng trưng cho sự man rợ của bọn phát xít, cho những tra tấn, đau khổ và cái chết của con người, kể lại về lòng can đảm thực sự của con người. Các đồng chí ơi! Những người Cộng sản ơi! Hãy để chiến công của chúng tôi không bao giờ quên lãng.

Dưới đây là những dòng thư của ông Bityukov: "Tôi khóc nấc tưởng nhớ những người bị tra tấn, bị giết trong các phòng hơi ngạt, bị giết khi cố gắng vượt khỏi trại giam, bị bắn khi cố gắng vượt ngục, bị đâm bằng những thanh kim loại dài, bị chó cắn chết, đã chịu đựng nạn đói sau khi chạy khỏi trại tập trung và di chuyển trên vùng đất phát xít. Tôi khóc nấc tưởng nhớ những đứa con trung thành của Tổ quốc yêu dấu của chúng tôi cho đến cuối ngày. Tôi khóc nấc tưởng nhớ những người đã chiến thắng cái chết nhưng đã bị lãng quên. Chỉ có một điều duy nhất trong chúng tôi — niềm tin vào chiến thắng, chúng tôi tin chắc rằng, giờ báo thù sẽ đến, nhân loại sẽ được giải phóng khỏi bệnh dịch hạch màu nâu".

Trại tập trung Mauthausen

Trong thời gian chiến tranh, ông Bityukov là đại uý không quân, vào năm 1943, trong trận không chiến ở vùng Kuban, ông đã đâm vào một chiếc máy bay Đức và buộc phải hạ cánh trên lãnh thổ của đối phương. Ông đã cố gắng đến tiền tuyến phía đông, nhưng đã bị thương và bị bắt. Ông đã đi qua một chuỗi các trại tập trung, đã trốn thoát khỏi trại, sau đó đã chiến đấu trong thành phần các đội du kích Tiệp Khắc và lại một lần nữa bị bọn phát xít bắt giữ. Lần này, ông bị đưa vào trại giam tử thần số 20 của trại Mauthausen…

“Kế toán viên” 94 tuổi của trại tử thần Auschwitz bị kết án 4 năm tù
Nhóm tù binh thoát khỏi trại tập trung đã có vũ khí, hay đúng hơn là những thứ có thể thay thế nó — lát đá từ vỉa hè. Họ cho rằng, cơn mưa đá sẽ vô hiệu hóa các súng máy khi họ xông vào các tháp canh. Vũ khí chính là hai bình chữa cháy treo trong phòng trại. Theo kế hoạch, một số tù nhân sẽ chạy đến chân tháp canh và phun ra dòng bọt vào mặt lính SS, để nhóm tấn công có thể trèo lên tháp và thu giữ súng máy.

Ivan Bityukov trốn khỏi trại tập trung cùng một người bạn. Trong nhiều giờ, họ đã đi xa hơn và xa hơn khỏi trại, và cuối cùng tiến đến vùng ngoại ô của một thị trấn Áo, cách không xa biệt thự của thị trưởng, một tên phát xít cuồng tín. Họ đã lẻn vào chuồng trên địa bàn biệt thự và tình cờ thấy những người đang ngủ ở đó, những người này không báo thức vì đây là những người lao động nô lệ đã được phát xít Đức đưa đến Áo: hai công dân Liên Xô và một người Ba Lan. Ba người này ngay lập tức nhận ra rằng, trước mắt họ là những tù nhân đã trốn thoát khỏi Mauthausen, và che chở cho họ. Thị trưởng suốt ngày đêm tìm kiếm những người trốn thoát khỏi Mauthausen, nhưng, không bao giờ nó nảy ra ý nghĩ: ngôi nhà của hắn trở thành nơi ẩn náu cho hai tù nhân, ông Bityukov hồi tưởng lại.

Trại tập trung Mauthausen

Chẳng bao lâu sau, hai tù nhân phải chia tay: họ rơi vào vòng phục kích của Đức, người bạn của Bityukov lại bị bắt giữ. Còn Bityukov trong một thời gian dài đã di chuyển qua lãnh thổ Tiệp Khắc về phía đông và cuối cùng đã gặp quân đội Liên Xô đang trên đà tiến công.

Hộ lý 95 tuổi từ Auschwitz có nguy cơ phải đối mặt với 15 năm tù
Hai năm sau khi viết lá thư cho Nikita Khrushchev, vào mùa thu năm 1962, các cựu tù nhân còn sống sót từng bị giam trong trại tử thần số 20 đã đến Matxcơva. Khi đó họ đã có cơ hội thực hiện lời thề của các đồng đội của mình. Họ đã kể lại câu chuyện này trên đài truyền hình Matxcơva trước hàng triệu công dân Liên Xô. Họ đã được Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô, Nguyên soái Liên Xô Vasily Chuykov tiếp nhận. Sau đó, Ủy ban Cựu chiến binh Liên Xô đã tổ chức cuộc gặp gỡ xúc động của các anh hùng từng tham gia cuộc nổi dậy huyền thoại với những cựu tù nhân của trại tập trung Mauthausen.

Không ai trong số những tù nhân còn sống sót từ trại giam tử thần số 20 được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, không ai nhận được huân huy chương. Dưới thời Stalin, việc bị giam trong trại tập trung của phát xít bị coi là một sự ô nhục. Không có một bộ phim nào, không có một cuốn sách nào về cuộc nổi dậy trong trại tập trung Mauthausen.

Thảo luận