"May mắn hiếm có". Chuyên gia đánh giá về người thứ hai trong lịch sử chữa khỏi bệnh HIV

Bệnh nhân thứ hai trong lịch sử có thể được chữa khỏi HIV, theo tin từ giới truyền thông. Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, Natalia Ladnaya, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm AIDS Liên bang, đã nhận xét về bài báo này.
Sputnik

Bệnh nhân thứ hai kể từ khi bắt đầu phát dịch HIV có thể được chữa khỏi virus,theo tin từ báo New York Times.

Theo tờ báo, người bệnh được gọi là «bệnh nhân ở London», tên tuổi chưa được tiết lộ, sẽ trở thành người thứ hai sau «bệnh nhân của Berlin» — Timothy Ray Brown, người được chữa khỏi nhiễm HIV 12 năm trước. Cả hai người đều được ghép tủy xương từ người hiến.

Truyền thông: bệnh nhân thứ hai trong lịch sử có thể được chữa khỏi bệnh HIV
Người hiến tặng cho "bệnh nhân London" là một người đàn ông bị đột biến CCR5, khiến cơ thể anh miễn nhiễm với HIV. Ca ghép tủy xương đã được thực hiện vào tháng 5 năm 2016 và kể từ tháng 9 năm 2017, bệnh nhân đã ngừng dùng thuốc kháng vi-rút. Như vậy trong hơn một năm rưỡi qua, bệnh nhân không được điều trị và không có tế bào bị nhiễm bệnh nào được tìm thấy trong cơ thể, cho thấy bệnh nhân đã được chữa khỏi hoàn toàn HIV.

Theo bài báo, các nhà khoa học dự định công bố báo cáo trên tạp chí Nature và trình bày chi tiết về trường hợp này tại một hội nghị về retrovirus và khả năng nhiễm trùng ở Seattle (bang Washington).

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Natalia Ladnaya, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm AIDS Liên bang, đã bình luận về bài báo trên NYT.

«Tất nhiên có thể vui mừng cho một bệnh nhân cụ thể khỏi bệnh. Nhưng chúng ta không học được gì mới về cách chữa trị trong trường hợp này. Ngay từ trước đó, chúng tôi đã biết rằng nếu cấy ghép tủy xương từ người hiến tặng với CCR5 — gen ngăn chặn virus xâm nhập vào tế bào và phát triển —, về mặt lý thuyết là có thể, nhưng rất khó để đạt được điều này. Cả trường hợp thứ nhất và thứ hai là những người mắc bệnh ung thư khá nghiêm trọng, họ đã trải qua cấy ghép tủy xương, thứ không dễ tìm người hiến tặng. Như thường thấy, người hiến là người thân, và ở đây — may mắn hiếm có — không chỉ tìm thấy người hiến tặng phù hợp, mà người đó còn có một đột biến gen liên quan đến miễn dịch HIV. Đây là hiện tượng khá độc đáo, là trường hợp thứ hai trong 40 triệu người. Do đó chúng ta không thể nói rằng một cái gì đó mới về cơ bản đã xảy ra", Natalya Ladnaya nói.

Các nhà khoa học Pháp đã tìm ra cách tiêu diệt các tế bào bị nhiễm HIV
Theo bà, hiện nay khoa học đang đi theo hướng thay đổi bộ gen của con người trong cuộc chiến chống lại HIV.

"Phướng pháp hiện đại cho thấy đây sẽ là cách tiếp cận hiệu quả nhất. Ở nhiều nước trên thế giới, các nhóm nghiên cứu đang làm việc, phát triển vắc-xin, các nhà khoa học đang cố gắng thay đổi bộ gen người để mọi người không bị nhiễm HIV hoặc không phát bệnh nếu bị nhiễm HIV. Khoa học đang phát triển chủ yếu theo hướng này», chuyên gia lưu ý.

Thảo luận