"Phải làm rõ trách nhiệm Bí thư, Chủ tịch dính tới vi phạm Thủ Thiêm"

"Bí thư, Chủ tịch…Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn các vi phạm Thủ Thiêm xảy ra trách nhiệm đến đâu cần phải sớm được làm rõ”, báo Giáo dục Việt Nam dẫn lời ông Ngô Văn Sửu nói.
Sputnik

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Ngô Văn Sửu, nguyên Vụ trưởng Vụ 1, Ủy Ban Kiểm tra Trung ương băn khoăn đặt câu hỏi khi nào sẽ công bố nội dung kết luận còn lại liên quan đến khu đô thị Thủ Thiêm.

Ai khiến Thủ Thiêm ra nông nỗi này?

Trước đó, tại hội nghị của ngành Nội chính Đảng vào tháng 1/2019, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đã đề cập đến vụ Thủ Thiêm.

Theo Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, vừa qua Thanh tra Chính phủ đã kết luận bước đầu cho thấy các cơ quan quản lý có những sai sót.

Do vậy, Bí thư Thành phố Hồ chí Minh kiến nghị Chính phủ sớm công bố nội dung kết luận còn lại liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Ở góc độ là người từng công tác nhiều năm ở Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Ngô Văn Sửu đặc biệt quan tâm đến vụ việc.

Theo ông Sửu, vụ Thủ Thiêm kéo dài mấy chục năm, qua 4 nhiệm kỳ. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã không thể hiện được vai trò của mình, bao nhiêu nhiệm kỳ các sai phạm vẫn không bị phát hiện xử lý.

Ông Ngô Văn Sửu

"Đến lúc, mọi chuyện vỡ lở hết, việc kiện cáo đông người phức tạp, Trung ương phải vào cuộc xem xét và đã kết luận.

"Mong bà con Thủ Thiêm rộng lòng tha thứ cho chính quyền"
Bước đầu vào tháng 9/2018, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết quả kiểm tra một số nội dung liên quan khiếu nại của người dân về Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Bản kết luận đã chỉ ra nhiều sai phạm ở quy hoạch Thủ Thiêm.

Cũng có liên quan đến vi phạm tại Thủ Thiêm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đưa ra kết luận về các vi phạm của ông Tất Thành Cang.

Kết luận này tương đối nghiêm minh và mở đường cho các hoạt đồng pháp lý sau này.

Thủ Thiêm chắc chắc còn nhiều việc phải làm trong năm 2019 chứ không chỉ riêng vi phạm cá nhân của ông Tất Thành Cang", ông Sửu đánh giá.

Ông phân tích, các vi phạm của ông Tất Thành Cang được chỉ ra từ thời còn làm Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, đến khi làm Phó Chủ tịch Thành phố, Phó Bí thư Thành ủy rồi vào Trung ương.

Các sai phạm này có từ trước chứ không phải mới. Các sai phạm không được ai phát hiện và rồi cứ thế đưa ông ta lên.

"Chắc chắn ngoài ông Cang, Thường vụ các khóa trước của Thành phố Hồ Chí Minh không thể tránh khỏi liên quan.

Như xát muối vào nỗi đau:"Đừng xin lỗi chúng tôi nữa!"
Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch…giai đoạn các vi phạm Thủ Thiêm xảy ra trách nhiệm đến đâu cần phải sớm được làm rõ để làm trong sạch đội ngũ, cũng là để làm gương cho những ai cố tình vi phạm", ông Sửu nêu quan điểm.

Rõ ràng qua các vụ việc nổi cộm thời gian vừa qua, theo ông Sửu, nó cho thấy, các sai phạm kéo theo cả dây các mối quan hệ lợi ích nhằng nhịt.

Chính vì thế, dư luận luôn đòi hỏi, yêu cầu công khai minh bạch. Vì càng công khai minh bạch bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu.

Đó cũng là một cách phá vỡ cơ chế quản lý kinh tế ngầm của những nhóm lợi ích được cấu kết chặt chẽ của tiền và quyền.

Ông Sửu đánh giá, những vụ án tham nhũng lớn vừa qua được đem ra xét xử đều minh chứng cho việc, các đối tượng vi phạm phải tạo ra được cơ chế quản lý chặt chẽ, móc nối càng sâu, càng nhiều thì càng hoạt động mạnh.

Không có hoạt động tham nhũng nào mà hoạt động đơn lẻ được.  

"Nhiều khi dư luận thường đặt câu hỏi, tại sao làm đúng quy trình, quy định chặt vậy mà lại sai. Bởi vì những kẻ muốn trục lợi phải vận dụng quy trình để làm vỏ ngoài cho hành vi vi phạm, để khi có vỡ lở thì lại đem "đúng quy trình" ra làm lá chắn.

Phó trưởng phòng thuộc Ban Quản lý khu Thủ Thiêm tử vong: Tự vẫn vì trầm cảm?
Thực ra họ đã lồng các lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm vào cái gọi là "quy trình".

Vì thế cuộc chiến chống tham nhũng phải xác định là lâu dài chứ không thể một chốc một nhát mà xong được", ông Sửu nhận định.

Nhưng theo ông, các đường lối, chủ trương, quy định pháp luật ngày càng hoàn thiện sẽ chặn được những kẻ hở.

Cùng với đó, các tổ chức có trách nhiệm ngày càng phát huy được vai trò, tác dụng như Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước…chắc chắn sẽ ngăn chặn, phát hiện sớm được những vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực.

Thảo luận