Giải mã “xe điên”: Những dối trá kinh hoàng bên trong trường lái xe "chống trượt"

Theo phóng sự báo Lao động, là địa phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất cả nước, song mỗi năm, tỉnh Bắc Ninh vẫn đào tạo và cho “ra lò” khoảng 40.000 bằng lái xe ôtô các hạng. Con số này tương đương với TP.Hà Nội, nơi có diện tích rộng gấp 4 và dân số cao gấp 6 lần. Điều thần kỳ nào đã biến Bắc Ninh trở thành điểm đào tạo hấp dẫn đến vậy?
Sputnik

Hàng loạt những vụ TNGT kinh hoàng xảy ra trên cả nước thời gian qua được xác định là bởi ý thức và cả kỹ năng của người cầm lái. Thuật ngữ "xe điên" cũng vì thế ra đời trong nỗi hoang mang, bất lực của dư luận…

Vụ container tông hàng loạt xe máy: "Chiếc xe 'điên' lao như sóng thần, cuốn hết mọi thứ"

Muôn kiểu dạy lái

Một ngày làm việc của Thuấn (40 tuổi, giáo viên một Trung tâm Đào tạo & Sát hạch lái xe tại Bắc Ninh) thường bắt đầu từ rất sớm. Ngoài việc "chạy sô" liền mấy ca dạy, Thuấn còn phải dành thời gian để đảo qua các trường lái thân tín hòng kiếm thêm nguồn học viên. Những nguồn này, theo chia sẻ, lại thường đến từ sự mối lái của chính các nhân viên… bảo vệ.

Vài năm trở lại đây, người học từ các tỉnh lân cận như Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương và thậm chí xa hơn như Bắc Kạn, Lạng Sơn,… đổ về Bắc Ninh ngày một nhiều. Điều này tuy có lợi nhưng cũng phát sinh nhiều áp lực. 

Trong khi bằng B2 bị "tràn" hồ sơ, học 4 — 5 tháng mới tốt nghiệp, thì gần một nửa trong số những buổi thực hành kiểu "một thầy, một trò", Thuấn không thể trực tiếp chỉ dạy mà để cho Kiên, một thanh niên còn rất trẻ, thay thế.

Giải mã “xe điên”: Những dối trá kinh hoàng bên trong trường lái xe "chống trượt"

Trong lần đầu xuất hiện trước các ánh mắt tò mò của học viên, Kiên giới thiệu mình là "trợ giảng". Và kể từ đó, qua 3 — 4 buổi học cho đến khi cầm được tấm bằng trên tay, vẫn không nhiều người biết Kiên có thực sự là giáo viên không, và là giáo viên của trường nào.

Thuấn có lần giải thích với PV Báo Lao Động về Kiên và những trường hợp tương tự. Theo đó, tỉnh Bắc Ninh có tổng cộng 6 cơ sở chuyên về đào tạo & sát hạch lái xe (gọi chung là trường lái) với đội ngũ giáo viên đông đảo. Vậy nhưng trên thực tế, mỗi trường chỉ có khoảng 10 giáo viên cơ hữu, số còn lại đều là giáo viên tự do, như Kiên. Mối quan hệ giữa đôi bên đơn giản là cộng sinh: Giáo viên cần nhà trường để hợp thức hồ sơ cho học viên, còn nhà trường nhờ giáo viên mà có nguồn thu "khủng".

Lao như tên, nổ như bom: Ác quỷ đội lốt xe bồn
Rồi Thuấn bảo, kể cả những người được ký hợp đồng cũng chỉ là hình thức. Về bản chất, các giáo viên này vẫn hoạt động độc lập và cơ chế thì cũng chẳng khác gì cộng tác viên.

Những con số biết nói

Sau đó, vị giáo viên mở điện thoại, truy cập trang web của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Bắc Ninh rồi thực hiện các phép toán đơn giản. Theo đó, trung bình mỗi quý, 4 trường lái lớn tại Bắc Ninh gồm Đông Đô, Âu Lạc, Bắc Hà và Thuận Thành đào tạo và tổ chức thi sát hạch cho trên 9.000 học viên; 2 cơ sở còn lại nhỏ hơn là Cơ giới Đường bộ và T36 chỉ tiến hành đào tạo, không thi sát hạch, cũng đóng góp gần 1.000 học viên; vị chi khoảng 10.000 người/quý. Số lượng người học khổng lồ như vậy, theo Thuấn, phải cả nghìn giáo viên mới có thể đáp ứng.

Giải mã “xe điên”: Những dối trá kinh hoàng bên trong trường lái xe "chống trượt"

Chính từ thực tế nhộn nhạo đó, các trường chỉ là nơi để hợp thức hóa hồ sơ đầu vào và tổ chức các kỳ thi. Mọi việc còn lại là của giáo viên. Từ chiêu sinh, giấy tờ thủ tục đến thế phương pháp giảng dạy,… đều do giáo viên tự lo liệu. Các trường không có trách nhiệm phải bận tâm.

"Các trường chỉ là bình phong thôi, làm gì có người học. Đại đa số đều do các thầy kéo về. Học kiểu gì cũng xong, cứ đến lịch là đi thi. Thi không đạt thì các thầy lại tìm cách lo lót cho…" — Thuấn tỉ mỉ giải thích.

'Xem xét thu bằng lái vĩnh viễn tài xế gây tai nạn'
PV Báo Lao Động nhiều lần chứng kiến không chỉ Thuấn mà nhiều giáo viên khác tại Bắc Ninh thuyết phục học viên bằng giáo trình đào tạo không thể dễ dàng hơn: Thời gian học tùy chọn. Chỉ cần dạy 4 buổi là vào thi được. Kiểu gì cũng đậu.

Về mặt học phí, mức thu cũng khá đồng nhất là khoảng 6,5 triệu đồng cho bằng lái ôtô hạng B2 và 9 triệu đồng cho bằng lái hạng C. Ngoài ra, cho đến lúc thi, chi phí phát sinh bắt buộc gồm tiền thuê xe chip (khoảng 300 nghìn đồng/giờ) và phí dự thi cũng được thông tin rõ ràng.

Để tăng thêm sự giản tiện, các giáo viên tại Bắc Ninh cũng khuyến khích người học chỉ cần gửi ảnh chụp chân dung và chứng minh thư qua điện thoại. Mọi thủ tục giấy tờ sau đó sẽ được chính các thầy hoàn tất, trong đó bao gồm cả giấy khám sức khỏe được cấp khống mà không cần chủ nhân của chúng phải xuất hiện.

Đối với các trường, khoản "cắt phế" sẽ dao động quanh mức 2,1 triệu đồng/đầu học viên hạng B và 3,5 triệu đồng/đầu học viên hạng C. Cùng khoản thu này, công việc của các trường chỉ đơn giản là hợp thức hồ sơ giấy tờ và đến lịch thì tổ chức thi. Số tiền thực hưởng còn lại, toàn bộ trách nhiệm đào tạo được dồn lên vai người dạy.

Vậy nhưng, có một một cách để san bớt gánh nặng đã và đang là lựa chọn sống còn của phần đa giáo viên dạy lái tại địa phương này, là bất chấp tất cả để tạo điều kiện cho học viên thi đậu.

Giải mã “xe điên”: Những dối trá kinh hoàng bên trong trường lái xe "chống trượt"

Nữ tài xế "xe điên" BMW - bà chủ đầy thế lực có quyền lấy đi mạng sống của người khác?
Trong quá trình tìm hiểu thực tế, nhóm PV Báo Lao Động không khỏi bàng hoàng vì liên tiếp chứng kiến những cảnh gian trá, là kết quả móc nối giữa 3 bên: Học viên, thầy dạy và trung tâm. Mọi việc diễn ra đúng như có lần Thuấn từng huỵch toẹt: Học với thầy, mọi việc đều có thể giải quyết được. Cả lý thuyết lẫn thực hành đều đã có giá chung. Thậm chí, bài tập điều kiện đạo đức lái xe cũng có thể thuê được người chép với giá chỉ 50 nghìn đồng. Lo gì không đậu…

Trăm mối đổ đầu… thầy

Trong quá trình PV thu thập tài liệu cho tuyến bài này, PV đã nhiều lần bắt gặp cảnh nhân viên bảo vệ của các trường lái chèo kéo, gợi ý học viên về phương pháp học "một kèm một" với các giáo viên thay vì vào đăng ký bên trong.

Thậm chí, tại Trung tâm Đào tạo & Sát hạch lái xe Đông Đô, khi được đề cập, một bảo vệ còn mau mắn:

"Học trực tiếp với thầy bao giờ cũng ngon hơn. Học thoải mái. Bao giờ con đẻ cũng hơn con nuôi. Học trong trường có mà há mồm mới xong".

Trong khi đó, nhân viên phòng đạo tạo của trường này chủ động "đẩy" việc sang cho các thầy.

"Bây giờ trường khoán cho các thầy rồi. Nếu bạn chưa có người hướng dẫn, mình sẽ cho số liên hệ…".  

Thảo luận