Ý kiến chuyên gia: Mỹ và Bắc Triều Tiên sau hội nghị thượng đỉnh sẽ trở nên kiên nhẫn hơn

MATXCƠVA (Sputnik) - Sau kết thúc không có tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội, Washington và Bình Nhưỡng sẽ chuyển sang nghiên cứu một cách kiên nhẫn hơn về các bước đi tiếp theo mà hai bên cùng chấp nhận được, ông Alexander Zhebin, lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga nhận định.
Sputnik

"Chúng tôi có thể hy vọng rằng các bên sẽ cân nhắc một cách kiên nhẫn hơn lập trường của mình và suy ngẫm về những bước đi mới có khả năng đáp ứng cả hai bên", — ông phát biểu trong cuộc họp báo có tựa đề "Yếu tố Triều Tiên trong Chính trị Thế giới: Thực tế năm 2019".

Chuyên gia giải thích về sự thất bại của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên tại Hà Nội

 Theo chuyên gia này, hồi kết vừa qua của hội nghị thượng đỉnh là kết quả của tình hình chính trị trong nước ở Hoa Kỳ — trước hết là các phiên điều trần với cựu luật sư của Donald Trump Michael Cohen, được tổ chức tại Quốc hội vào ngày diễn ra cuộc gặp mặt với Kim Jong-un. Ví dụ, nhóm làm việc của tổng thống có thể cho rằng kết quả của ngày đàm phán đầu tiên với nhà lãnh đạo CHDCNN Triều Tiên lẽ ra là tốt nếu không có những lời khai tiêu cực của vị luật sư cũ. Khi đó, phía Mỹ định đưa ra những yêu cầu mới đối với Bình Nhưỡng, vượt ra ngoài những yêu cầu đã được thỏa thuận, nhưng phía Triều Tiên không đồng ý, và thay vì những thành tựu to lớn, hội nghị thượng đỉnh đã phải kết thúc mà không đạt được bất kỳ thỏa thuận cụ thể nào.

Các phiên điều trần cũng có thể ảnh hưởng đến xu hướng nhân nhượng từ phía Bắc Triều Tiên. Đặc biệt, khi nghe các đánh giá trên phương tiện truyền thông về phiên điều trần như một bước tiến nữa trong việc luận tội Trump, các đại diện của Bắc Triều Tiên có thể xem lại tính khả thi của các thỏa thuận với tổng thống đương nhiệm của Mỹ, bởi vì nếu ông không giữ được ghế của mình thì các thỏa thuận chính sách đối ngoại của ông có thể bị thay đổi bởi chính quyền mới, ông Zhebin nói thêm.

Thảo luận