Sợ ngồi tù, “bóng hồng xinh đẹp” của Nguyễn Văn Dương xin nộp tiền chuyển án

Tuy không có đơn kháng cáo nhưng tại phiên phúc thẩm, bị cáo Hà (Kế toán Công ty CNC) mong muốn được HĐXX xem xét ở tội danh “Rửa tiền” với đề nghị được chuyển từ án giam sang phạt tiền, Infonet cho hay.
Sputnik

Ngày xét xử thứ ba trong phiên tòa phúc thẩm vụ đánh bạc nghìn tỷ do hai ông trùm Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương cầm đầu, bị cáo Đoàn Thị Thu Hà, Kế toán Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Công nghệ cao (CNC), xin được nộp tiền phạt thay cho việc phải ngồi tù đối với tội danh "Rửa tiền".

Chỉ sau một cuộc gặp công an Phú Thọ, Phan Sào Nam nộp lại hơn nghìn tỷ

Bản án sơ thẩm do TAND tỉnh Phú Thọ tuyên ngày 30/11/2018, Đoàn Thị Thu Hà bị tuyên phạt 2 năm tù về tội "Rửa tiền" và 2 năm tù về tội "Tổ chức đánh bạc", tổng hợp hình phạt là 4 năm tù giam, đồng thời phải nộp phạt 30 triệu đồng.

Đoàn Thị Thu Hà là người phụ trách phòng Kế toán của Công ty CNC, có nhiệm vụ hạch toán chi phí phát sinh bao gồm của cả game bài RikV*p/Tip.*lub theo chỉ đạo của Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch Công ty CNC.

Hà là người tiếp nhận tiền doanh thu từ việc tổ chức đánh bạc; quản lý và thanh toán các chi phí liên quan đến các hạng mục trong hệ thống Rikv*p do Công ty CNC và đối tác Công ty Giải pháp Việt thỏa thuận, sau đó chuyển số tiền thu lời bất chính cho Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch Công ty CNC.

Trước đó, Đoàn Thị Thu Hà là kế toán của Công ty UDIC (Công ty của Nguyễn Văn Dương) và là người trực tiếp giúp Dương nâng khống vốn điều lệ của Công ty UDIC.

Sợ ngồi tù, “bóng hồng xinh đẹp” của Nguyễn Văn Dương xin nộp tiền chuyển án

Những chuyện hậu trường chưa kể trong phiên tòa xét xử ông Phan Văn Vĩnh
Tuy không có đơn kháng cáo nhưng tại phiên phúc thẩm, bị cáo Hà mong muốn được HĐXX xem xét ở tội danh "Rửa tiền" với đề nghị được chuyển từ án giam sang phạt tiền.

Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao tại Hà Nội cho biết, việc Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Thọ kháng nghị đối với bản án sơ thẩm đã là có lợi cho các bị cáo, trong đó có Đoàn Thị Thu Hà.

Theo nội dung kháng nghị của Viện KSND tỉnh Phú Thọ về tình tiết "Phạm tội có tổ chức" của tội danh "Tổ chức đánh bạc", đại diện Viện KSND Cấp cao tại Hà Nội cho rằng HĐXX cấp sơ thẩm áp dụng thêm tình tiết tăng nặng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự (BLHS) "Phạm tội có tổ chức" đối với các bị cáo phạm tội "Tổ chức đánh bạc" trong diện từ đại lý cấp 1 trở lên.

Theo bản kháng nghị của Viện KSND tỉnh Phú Thọ, theo khoản 2 Điều 48 BLHS đã quy định rõ: "Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng".

Phải cách ly khỏi xã hội: Phan Văn Vĩnh bị phạt 9 năm tù, Nguyễn Thanh Hóa lĩnh 10 năm tù
Bên cạnh đó, theo khoản 6 mục I Nghị quyết 02/1988 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn thi hành khoản 3 Điều 17 BLHS năm 1985 "Phạm tội có tổ chức" đó là: Ngoài các trường hợp phạm tội có tổ chức như đã nêu trên đây, BLHS còn quy định những trường hợp tổ chức thực hiện tội phạm thành những tội danh riêng biệt. Đó là những trường hợp được quy định ở điều 88 (tổ chức người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép); điều 145 (tội tổ chức tảo hôn); điều 200 (tội tổ chức đánh bạc); điều 203 (tội tổ chức dùng chất ma túy).

Trong những trường hợp này, người phạm tội là người đứng ra tổ chức cho người khác thực hiện tội phạm, đồng thời cũng có thể là người cùng thực hiện tội phạm đó.

Mặc dù Nghị quyết trên hết hiệu lực từ năm 2016 theo quy định của Luật Ban hành văn bản nhưng đến nay vẫn không có một hướng dẫn nào mới của cơ quan có thẩm quyền về nội dung này.

Trong vụ án này, số bị cáo là đại lý cấp 1 trở lên bị truy tố, xét xử về tội "Tổ chức đánh bạc" được quy định tại Điều 249 BLHS sửa đổi năm 2009 nhưng có sự vận dụng các tình tiết có lợi cho bị cáo về định lượng cấu thành tội phạm theo BLHS năm 2017. Cụ thể, HĐXX áp dụng từ 5.000.000 đồng trở lên mới phạm tội.

Bản kháng nghị của Viện KSND tỉnh Phú Thọ cho rằng hành vi khách quan của các bị cáo là tổ chức ra hệ thống và vận hành trò chơi đánh bạc là dấu hiệu pháp lý của tội phạm này khi định tội; xong HĐXX cấp sơ thẩm lại áp dụng thêm tình tiết tăng nặng là "Phạm tội có tổ chức" là trái nguyên tắc quy định của BLHS như đã phân tích ở trên.

Thảo luận