Quý bà kín tiếng phía sau ông Phạm Nhật Vượng: Ứng viên tỷ phú USD mới của Việt Nam

Ngoài bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Việt Nam có thể sẽ sớm có thêm 1 nữ tỷ phú USD. Hàng loạt nữ tướng tại Vingroup phất lên mạnh mẽ trong bối cảnh ông Phạm Nhật Vượng liên tục ghi dấu ấn lịch sử, Vietnamnet cho biết.
Sputnik

Chốt phiên giao dịch 7/3, cổ phiếu Tập đoàn Vingroup (VIC) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng lại ghi nhận một kỷ lục  cao lịch sử mới: 119.200 đồng/cp. Trong phiên có lúc cổ phiếu này lên tới 122.000 đồng/cp.

“Đẹp nhưng không yếu”: Những người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2019

Với mức giá này, ông Phạm Nhật Vượng lại một lần nữa giàu kỷ lục. Tổng tài sản đạt 228 ngàn tỷ đồng (tương đương 9,8 tỷ USD), cao hơn so với mức 7,8 tỷ USD Forbes ghi nhận trong danh sách tỷ phú USD 2019 vừa công bố.

Tập đoàn Vingroup cũng ghi nhận vốn hóa tăng mạnh lên 391 ngàn tỷ đồng (tương đương gần 16,9 tỷ USD). Vợ ông Phạm Nhật Vượng và cũng là phó chủ tịch Vingroup — bà Phạm Thu Hương — ghi nhận khối tài sản lên tới 18,5 ngàn tỷ đồng.

Cũng giống như ông Phạm Nhật Vượng, bà Phạm Thu Hương rất kín tiếng. Dù nắm giữ vị trí quan trọng tại Vingroup và sở hữu khối tài sản khổng lồ nhưng bà Hương vẫn là dấu hỏi lớn với dư luận vì chưa từng xuất hiện trước truyền thông công chúng và cũng không có bất cứ tấm ảnh nào của bà rò rỉ ra ngoài.

Mặc dù kín tiếng nhưng bà Hương được biết đến là phó chủ tịch Vingroup và là nữ doanh nhân giàu có nhất trên thị trường chứng khoán trong khoảng 7 năm, hiện ở vị trí thứ 2 sau nữ tỷ phú USD Nguyễn Thị Phương Thảo, sau khi VietJet lên sàn chứng khoán trong năm 2017.

Quyền lực, xinh đẹp và tài năng: Top những người phụ nữ Việt Nam có tầm ảnh hưởng nhất
Năm 2010, lần đầu tiên khi ông Phạm Vượng vượt ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) trở thành người giàu nhất trên sàn chứng khoán, thì bà Phạm Thu Hương cũng vượt bà Đặng Thị Hoàng Yến để trở thành nữ doanh nhân giàu nhất. 

Hiện tại, tính trên sàn chứng khoán, bà Phạm Thu Hương chỉ xếp sau 5 tỷ phú USD, bao gồm: ông Phạm Nhật Vượng, ông Hồ Hùng Anh, ông Nguyễn Đăng Quang, bà Nguyễn Thị Phương Thảo và ông Trần Đình Long.

Bà Hương cùng chồng chuyển từ Moscow tới Kharkov khởi nghiệp từ đầu những năm 90s với dự án đầu tiên là nhà hàng tại Kharkov, rồi đến thương hiệu mì ăn liền Mivina rồi Tập đoàn Technocom.

Sau khi về Việt Nam, bà Hương tiếp tục cùng ông Vượng phát triển kinh doanh với Tập đoàn Vingroup. Bà Hương cùng em gái là Phạm Thúy Hằng giữ 2 vị trí phó chủ tịch, sát cánh cùng ông Vượng trong hàng loạt dự án bất động sản, nghỉ dưỡng,… và giờ là đế chế tư nhân số 1 Việt Nam.

Điểm khác biệt với vợ nhiều đại gia giàu có khác trên sàn chứng khoán là ở chỗ, bà Phạm Thu Hương là người trực tiếp tham gia sâu vào công tác điều hành và là cánh tay đắc lực của chồng.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tự lái xe VinFast Lux SUV (Video)
Tại Vingroup, phụ nữ đóng một vai trò rất quan trọng. Nhiều người nắm giữ các vị trí chủ chốt tại tập đoàn cũng như các công ty con.

Hồi cuối tháng 2, ông Phạm Nhật Vượng bất ngờ thôi làm chủ tịch Vinhomes — doanh nghiệp quản lý mảng bất động sản và có quy mô 14 tỷ USD và thay vào vị trí ghế nóng đó là bà Nguyễn Diệu Linh (1974). Bà Lưu Thị Ánh Xuân được bầu vào vị trí TGĐ Vinhomes.

Trước đó, tỷ phú số 1 Việt Nam Phạm Nhật Vượng cũng đã nhiều lần giao tài sản tỷ USD vào tay các nữ tướng như trường hợp bà Thái Thị Thanh Hải, Mai Thu Thủy hay Dương Thị Mai Hoa với vị trí chủ tịch tại Vincom Retail (VRE), một công ty con của Tập đoàn Vingroup.

Bà Lê Thị Thu Thủy cũng là một nữ tướng của ông Phạm Nhật Vượng. Bà Thủy là Chủ tịch VinFast, doanh nghiệp mang sứ mệnh phát triển ô tô thương hiệu Việt.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), nhóm cổ phiếu nhà ông Phạm Nhật Vượng gồm Vingroup (VIC), Vinhomes (VHM) và Vincom Retail (VRE) hạ nhiệt trong buổi chiếu và đã ảnh hưởng đáng kể tới thị trường.

Nhiều nhóm cổ phiếu khác cũng bị chốt lời như bất động sản, xây dựng, dệt may. Trong khi đó, nhóm ngân hàng và chứng khoán vẫn hoạt động khá tích cực với những gương mặt như Vietinbank, Vietcombank, Techcombank,…

Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.

Theo Chứng khoán Bảo Việt, thị trường đang tiến vào vùng kháng cự mạnh và tương đối nhạy cảm về mặt xu hướng. Do đó, BVSC cho rằng, nhà đầu tư nên đẩy mạnh các hoạt động mua bán nhanh, ưu tiên lợi thế T+3. Có thể tạm ngừng mở các vị thế mới. Các hoạt động mua trading chỉ nên thực hiện tại các vùng hỗ trợ cụ thể của từng cổ phiếu trong các nhịp thị trường điều chỉnh. Tỷ trọng tổng danh mục giai đoạn hiện tại nên được khống chế ở mức tối đa 40-50% cổ phiếu.

Hàng tỷ USD tài sản của các tỷ phú Việt đến từ đâu?
SHS cho rằng khó có thể kỳ vọng vào một nhịp tăng hay giảm mạnh trong điều kiện hiện tại. Dự báo, trong phiên giao dịch cuối tuần, xu hướng của VN-Index có thể sẽ là tích lũy và giằng co trong biên độ 980-1.000 điểm để chờ cơ hội bứt phá khỏi ngưỡng 1.000 điểm trong tuần sau. SHS khuyến nghị nhà đầu tư nên hạn chế mua đuổi trong các phiên tăng nhưng có thể canh nhịp điều chỉnh để tích lũy thêm cổ phiếu.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 7/3, VN-Index giảm 0,46 điểm xuống 994,03 điểm; HNX-Index tăng 0,4 điểm lên 108,88 điểm. Upcom-Index tăng 0,19 điểm lên 56,25 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 290 triệu đơn vị, trị giá 5,6 ngàn tỷ đồng.

Thảo luận