Bản mô tả giải pháp và kết quả thử nghiệm đầu tiên đã được trình bày trên tạp chí PLoS One.
"Chúng tôi chọn siêu âm là phương pháp theo dõi đông máu, vì đây là phương pháp không xâm lấn cho phép theo dõi các tĩnh mạch sâu, nơi thường hình thành huyết khối nguy hiểm nhất", — ông Dmitry Ivlev, một trong những tác giả của công trình khoa học, nhân viên của Trung tâm Huyết học thuộc Bộ Y tế Nga cho biết.
Gần đây, các nhà khoa học bắt đầu tạo ra những thiết bị khác nhau để phát hiện các "phích cắm" như vậy có sử dụng xung laser hoặc siêu âm, cũng như để loại bỏ chúng một cách an toàn bằng cách sử dụng kẹp mạch máu.
Chừng nào các phương pháp này chưa phổ biến rộng rãi trong lĩnh vực y tế, các bác sĩ buộc phải sử dụng nhiều loại thuốc làm tan các cục máu đông trong cơ thể và do đó cực kỳ nguy hiểm cho tính mạng của bệnh nhân.
Các nhà khoa học đã thử nghiệm phương pháp này trên một thiết bị mô phỏng hệ thống tuần hoàn — một bộ gồm nhiều ống kín, trong đó bơm máu của người hiến với những mẩu máu đông nhỏ. Một máy dò siêu âm xác định sự hiện diện của những mẩu máu đông và tiêm một lượng thuốc tối thiểu vào dòng máu, đủ để làm tan cục máu đông.
Kết quả của các cuộc thí nghiệm cho thấy rằng, thiết bị này có thể phát hiện các cục máu đông mới bắt đầu hình thành và phá hủy chúng ngay trước khi chúng đe dọa cho cuộc sống của con người hoặc cung cấp máu cho các cơ quan riêng lẻ trong cơ thể con người. Liều thuốc chống đông máu nhỏ nhất là đủ để giải quyết vấn đề này, để làm giảm mức độ nguy hiểm đối với cơ thể con người.
Các nhà khoa học hy vọng rằng, khám phá của họ sẽ cứu sống nhiều bệnh nhân bằng cách sử dụng máy bơm insulin hiện đại được đưa vào hoạt động khi nồng độ đường huyết trong cơ thể bệnh nhân tiểu đường đạt đến một mức độ nhất định.
"Liên quan đến tiến trình tạo ra các cảm biến siêu âm nhỏ gọn, công việc của chúng tôi mở ra khả năng tạo ra các thiết bị đeo trên cơ thể để hỗ trợ kịp thời cho bệnh nhân có nguy cơ cao huyết khối", — ông Georgy Guria, đồng nghiệp của bác sĩ Ivlev và giáo sư tại MIPT kết luận.