Luật đặc khu của Việt Nam: Xin rút rồi, bây giờ ra sao?

Chính phủ đã điểm lại tình hình chuẩn bị một số dự án luật đã xin rút ra khỏi chương trình các năm 2016, 2017, 2018, trong đó có Luật về đặc khu, Luật biểu tình, Vietnamnet cho hay.
Sputnik

Tại tờ trình về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, Chính phủ đã điểm lại tình hình chuẩn bị một số dự án luật đã xin rút ra khỏi chương trình các năm 2016, 2017, 2018.

Chúng ta vội thông qua dự luật về các đặc khu để làm gì?

Về Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, Chính phủ cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 64/2018/QH14 ngày 15/6/2018 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 5, tại Thông báo số 116/TB-VPCP ngày 30/7/2018 của Văn phòng Chính phủ về kết luận tại buổi họp lần thứ 2 của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính — kinh tế đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ — Trưởng Ban Chỉ đạo đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội xây dựng phương án chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật theo hướng xây dựng một luật chung.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị xin ý kiến chỉ đạo việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.

Cảng Cái Rồng nằm ở phía đông thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, nhìn ra vịnh Bái Tử Long và cách thành phố Hạ Long khoảng 50 km.

Liên quan đến Luật Biểu tình, Chính phủ cho hay: Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ, Bộ Công an đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu lý luận, cơ sở pháp lý và tổ chức khảo sát thực tế tại các đơn vị, địa phương để nghiên cứu, xây dựng dự án Luật Biểu tình bảo đảm thực thi quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tránh các thế lực thù địch lợi dụng biểu tình để gây rối mất trật tự, chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Thảo luận