Giới khoa học tiết lộ phương pháp duy nhất để tránh thảm họa toàn cầu

Các nhà khoa học từ Hoa Kỳ đã đưa ra mức phát thải an toàn của sol khí (aerosol) trong khí quyển, thông qua đó lên kế hoạch phản xạ các tia mặt trời và kiềm chế sự nóng lên toàn cầu.
Sputnik

Nhóm nghiên cứu từ Viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Princeton và Đại học Harvard đã xác định mức phát thải sol khí an toàn vào khí quyển nhằm phản xạ ánh sáng mặt trời và làm giảm sự phát triển của quá trình nóng lên toàn cầu. Nói cách khác, công nghệ geoengineering mặt trời (kỹ thuật điều khiển bức xạ ánh sáng mặt trời) có thể được sử dụng như là phương pháp hiệu quả duy nhất để đối phó với các tác động của biến đổi khí hậu mà không gây hại cho môi trường.

Người châu Âu sợ cái nóng của lòng đất. Các chuyên gia môi trường trong cơn hoảng loạn

Các nhà nghiên cứu đã phát triển mô hình khí hậu với lượng mưa cực lớn và lốc xoáy nhiệt đới để xác định ảnh hưởng của geoengineering ở các khu vực khác nhau trên Trái đất. Ý nghĩa tuyệt đối của nhiệt độ, lượng mưa, lượng nước ngọt và chỉ số cường độ bão đã được xác định.

Theo đó, việc giảm một nửa nhiệt độ toàn cầu bằng cách sử dụng phát thải sol khí có chủ ý giúp làm mát hành tinh, giảm thiểu sự thay đổi trong việc cung cấp nước và lượng mưa ở nhiều nơi, đồng thời bù đắp hơn 85% thiệt hại do sự gia tăng thảm họa thiên nhiên.

Xe thể thao Nga có động cơ thân thiện môi trường

Theo các nhà khoa học, kết quả nghiên cứu bác bỏ quan điểm cho rằng aerosol có thể làm xấu đi đáng kể tình hình khí hậu. Để ngăn chặn hiệu ứng tiêu cực, cần phải tính toán chính xác hàm lượng cho phép chúng phát ra trong khí quyển.

Thảo luận