"Thỉnh oan gia trái chủ" chùa Ba Vàng là chủ trương của Đại đức trụ trì?

Đại đức Thích Trúc Thái Minh được cho là đã thừa nhận sự việc trong buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh ngày 20/3/2019, bài bình luận của báo GDVN.
Sputnik

Ngày 20/3/2019, Báo Lao Động có bài "Truyền bá chuyện vong báo oán, chùa Ba Vàng mỗi năm thu trăm tỉ" thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Trụ trì lên tiếng về truyền bá vong báo oán: "Tôi có nhiều nhân chứng, vật chứng"

Trong đoạn clip phóng sự mà Báo Lao Động đăng tải, nổi bật lên vai trò của bà Phạm Thị Yến, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Cúc vàng — Tu tập lục hòa chùa Ba Vàng, Uông Bí, Quảng Ninh rao rảng những câu chuyện hoang đường và hướng dẫn những người đến "thỉnh vong giải nghiệp" bỏ ra hàng triệu đồng công đức để được giải nghiệp.

Số tiền này người đến "thỉnh oan gia trái chủ" có thể gửi qua tài khoản ATM, có thể trả góp, không đủ trả góp thì làm công quả cho chùa Ba Vàng để giải quyết các vấn đề bế tắc đang gặp trong cuộc sống như bệnh tật, làm ăn không thuận, gia đình lục đục…

Báo GDVN cho hay, dư luận dậy sóng bức xúc hơn nữa khi bà Phạm Thị Yến đem cả vụ nữ sinh giao gà tại Điện Biên bị hãm hại ra giải thích bằng những lời lẽ cay độc và phản khoa học. 

Vậy "thỉnh oan gia trái chủ" là gì và có phải do bà Phạm Thị Yến chủ trương, tổ chức tuyên truyền và thực hiện các nghi thức mê hoặc quần chúng để trục lợi?

Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi thấy rất nhiều băng giảng, video phát tán trên Youtube của bà Phạm Thị Yến, nhưng chủ trương "thỉnh oan gia trái chủ" xuất phát từ thầy trụ trì chùa Ba Vàng, là tâm nguyện của Đại đức Thích Trúc Thái Minh.

Điều này đã được nhà sư Thích Trúc Thái Minh trả lời qua một câu hỏi của Phật tử có nick Trí Nguyễn trong một buổi giảng với rất đông cử tọa tham dự. 

“Nhà chùa” lấy nữ sinh giao gà ra làm nhục, truyền bá chuyện vong báo oán kiếm lợi trăm tỷ
Chúng tôi xin dẫn lại lời chia sẻ của nhà sư Thích Trúc Thái Minh, quan điểm của Giáo hội, lời dạy thống thiết của Hòa thượng Thích Thanh Từ — bậc danh tăng khôi phục dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, ngõ hầu giúp quý bạn đọc có thêm thông tin trước vấn đề đang gây chú ý trong dư luận.

"Thỉnh oan gia trái chủ" là tâm nguyện của Đại đức Thích Trúc Thái Minh

"Kính thưa thầy, xin thầy cho con hỏi, tại sao chỉ có chùa Ba Vàng mới có pháp thỉnh oan gia trái chủ, còn các chùa khác thì không có ạ?

Con nghe thầy giảng là không được mê tín, và như vậy thì có phải là mê tín không ạ?

Nếu chùa mình thỉnh vong linh về được thì mấy bà bói, gọi hồn cũng đúng phải không ạ? Con xin thầy giải thích cho con được biết, con xin cảm ơn thầy.

Bạn này tên nick là Trí Nguyễn, thầy xin được trả lời từng phần câu hỏi của bạn ấy.

Thứ nhất, bạn hỏi tại sao chỉ có chùa Ba Vàng mình mới có pháp thỉnh oan gia trái chủ còn các chùa khác thì không có. Không biết bạn đã đi hết các chùa khác chưa đã?

Có chùa nào có thỉnh oan gia trái chủ hay không, thầy không biết, thầy cũng chưa đi hết các chùa, trong nước ngoài nước chưa đi hết.

Nhưng mà ở đây thì thầy xin thưa thế này, nhà Phật chúng ta nói là nhân tu vạn hạnh, mỗi người có một hạnh tu khác nhau. Với thầy, khi phát nguyện bồ đề, thầy tin tưởng được chư Phật chứng minh. 

Cho nên việc Chùa Ba Vàng có phép thỉnh oan gia trái chủ nó cũng từ tâm nguyện của thầy mà xuất hiện ra. Đấy là sự thật.

Vụ chùa Ba Vàng "hạ nhục" thiếu nữ giao gà bị sát hại: Gia đình mời công an vào cuộc
Đấy là phương tiện. Thầy nghĩ, bây giờ có thể chúng sinh họ đang mắc các bệnh như thế này, thì ở chùa mình có phương tiện này để độ cho họ.

Mai mốt chúng sinh mắc những bệnh khác thì lại có phương tiện khác xuất hiện.

Cái này nó là cái hạnh, cái nguyện của thầy.

Cho nên mỗi một thầy một khác, không phải ai cũng giống ai. 

Chùa mình có, thầy chỉ biết đây là từ tâm nguyện của thầy.

Chúng sinh rất là khổ, cái này là cái để dẫn mọi người về chính pháp của Phật đấy, cái pháp thỉnh oan gia trái chủ, sự thật mà nói nó cũng toát lên được cái lý của Tứ Diệu Đế, không phải không đâu.

Đức Phật thuyết Tứ Diệu Đế nói về khổ của chúng sinh, nguyên nhân của khổ (gọi là Tập đế), rồi nói rõ cái an lạc mình đạt được và phương pháp đạt được (Diệt đế).

Cái thỉnhh oan gia trái chủ của mình nó cũng nói được chúng ta khổ, đúng rồi, gia đình sinh chuyện, con cái sinh chuyện, bệnh tật, mọi thứ việc…Đấy là chúng ta chứng nhận thực cái Khổ đế.

Khi thỉnh oan gia trái chủ thì biết rõ nguyên nhân cái khổ này từ cái gì ra, đấy, tiền kiếp gây ác nghiệp thế này, làm khổ người ta thế kia, kết thù kết oán với họ, bây giờ báo oán, nguyên nhân của cái đó đó.

Thế rồi rút ra cho mình cái phương pháp để mình hóa giải. Tu tập như thế này, tác phúc như thế này nó hóa giải được, chuyển hóa được cái oán kết đấy.

Thì thầy hỏi đại chúng, cái đó là chính pháp chứ sao?

Giúp cho người ta, rất nhiều gia đình được chuyển hóa, rất nhiều. Tất nhiên thì có trường hợp chuyển hóa chậm, có trường hợp thì nhanh, tùy theo nghiệp nặng hay nhẹ của mỗi người.

Chùa Ba Vàng chiếm hàng chục ngàn mét vuông đất rừng quốc gia: "Tổ" buôn thần bán thánh
Thế thì ở đây thầy nói là, cái phép thỉnh oan gia trái chủ ở chùa Ba Vàng có, còn ở chùa nào có nữa hay không thì thầy không biết, nhưng cái này từ cái tâm nguyện của thầy mà chư Phật gia hộ cho để mình có được cái phương tiện độ sinh này.

Rất nhiều người qua cái phép thỉnh oan gia trái chủ của chùa mình, từ đó họ kết duyên với Tam Bảo, bắt đầu họ nghe học Phật pháp, tu học theo chính pháp. Đấy là cái phương tiện độ sinh đấy! 

Còn bạn ấy bảo chùa nào, chùa khác không có thì thầy chưa biết. Nếu ai có tâm có nguyện giống thầy thì cũng có thể có."

Đại đức Thích Trúc Thái Minh khẳng định, "thỉnh oan gia trái chủ" là chính tín

"Thứ hai, bạn ấy hỏi, thầy vẫn giảng không được mê tín, vậy như vậy có phải là mê tín không?

Thầy đã giảng giải rồi, thỉnh oan gia trái chủ không phải là mê tín.

Thứ nhất cái việc oan gia trái chủ là có thật. Cái này Kinh Từ bi thủy sám là minh chứng cho chúng ta. Và rất nhiều bài kinh Phật khác nói về chuyện nhân — quả, báo oán. Oan gia trái chủ báo thù báo oán nhau nhiều kiếp.

Trong kinh Pháp Cú của Phật cũng kể nhiều câu chuyện, có người vợ cả vợ hai giết con của nhau, thế rồi cứ thế báo thù nhau hết kiếp này kiếp khác, kiếp thì làm con hổ, kiếp thì làm con gà, kiếp thì làm con mèo, liên tục để báo oán nhau.

Thế đấy là oan gia trái chủ đấy.

Thứ nhất, ta thấy oan gia trái chủ là một sự thật thì không gọi là mê tín được, là thật, thỉnh nó ra, hóa giải, tu tập để chuyển hóa nó. Cái đó không gọi là mê tín.

Lãnh đạo Giáo hội Phật giáo lên tiếng về việc chùa Ba Vàng thỉnh vong, "làm nhục" nữ sinh
Chúng ta nhớ, tín hay tin, nó có mấy cái. Một là tin đúng hay là tin sai.

Thế thì các hiện tượng vật lý như thế này, ví dụ thầy nói nước ở nhiệt độ 100 độ và áp suất 1 Átmốtphe thì bốc hơi. Thực nghiệm cho thấy thế, chúng ta tin, đó là tin đúng.

Nhưng có người khác nói ở 60 độ là bốc hơi mà mình cũng tin, là tin sai.

Nếu mà sự việc không có thật mà mình tin là mình tin sai.

Mê tín trong đạo Phật, là tin mà mê muội, cái tin ấy dẫn chúng ta đến tà kiến, dẫn chúng ta đến chỗ mê lầm, sinh ra tà kiến mất đi trí tuệ, không đạt được giác ngộ, giải thoát, đấy gọi là mê tín.

Không tin đúng nhân quả, đấy gọi là mê tín.

Thầy nói ví dụ, ma quỷ là có, vong nhập là có, nhưng mà vong nào nhập về ta cũng tin, đến lúc mà nó dẫn ta đi lung tung, ta lạc vào tà kiến thì đấy lại là mê tín chứ không phải là chính tín.

Đấy, mặc dù vong nhập là có thật chứ không phải không có, thầy khẳng định điều đấy.

Chính tín là cái dẫn ta dần dần đi đến chỗ giác ngộ, đấy mới là chính tín, chúng ta phải mở được chính kiến ra."

Gọi vong ở chùa Ba Vàng giống và khác nơi khác?

"Chùa mình thỉnh vong linh về thì mấy bà bói gọi hồn cũng đúng phải không?
Đúng là mấy vị bói gọi hồn thì cũng có thể có vong nhập về, nhưng nó khác với chùa mình hoàn toàn.

Thứ nhất là các vị ấy không biết vong về nó như thế nào, bản thân ở chùa thầy đã chứng kiến rất nhiều trường hợp mà vong nó nhập, du khách hành hương vong nó nhập vào, rồi nó nói nó là thế này, người thân của nhà, thế nọ thế kia.

Giáo hội Phật giáo chính thức lên tiếng về việc ‘dâng sao giải hạn’
Nhưng mà đến khi mình thỉnh ra thì có phải đâu, nó toàn nói dối hết á. Thế thì mấy cái bà bói này này, làm sao biết được những cái chuyện ấy?

Mà nhiều khi chính là những vong quỷ ở ngay cái điện của bà ấy, ở cái đền, cái phủ của bà ấy nó nhập vào, mình đến mình xem nó nhập luôn vào, lên miệng luôn chính người đến xem đấy.

Chính cái con quỷ ấy nó nhập vào rồi nó phán, chính cái bà chủ bói này, chủ điện này không biết làm sao hết cả, khác hẳn, và cái người bị nhập ấy rất là mệt. Xong là mệt lắm. Những người bị vong nhập rất là mệt.

Thế chùa mình thì đại chúng thấy, nó khác hẳn. Tất cả các cô các chú mà phát nguyện cho vong báo đấy, một ngày có thể cho hàng trăm, mấy trăm vong vào báo, chả thấy mệt gì cả, rất bình thường.

Đấy là phải có sự gia trì, năng lực của chư Hộ pháp, chư Phật chứ?

Thứ hai nữa là, các cô các chú đều là tâm nguyện thật sự đều là từ nương tựa vào Tam Bảo, nương tựa Tam Bảo hẳn hoi.

Từ cái tâm nương tựa Tam Bảo mà sinh ra được cái khả năng của các cô chú để dẫn mọi người vào đạo.

Đó, đấy là từ cái tâm nguyện, mà thực sự cái đó xuất phát từ cái tâm nguyện của thầy, cái nguyện độ sinh của thầy, mà nó có.

Cho nên, nó khác hẳn các ông thầy bói ở các cái điện, các cái phủ, nó khác nhau. Và các vị ấy cũng không thể có phương pháp, cách thức để mà giải quyết được cái vấn đề này.

Tu sĩ Phật giáo

"Vì sao cứ sắp chết lại dâng sao giải hạn?"
Không có cái pháp tu tập để mà giải quyết được, không giải quyết được, cho nên rất nhiều các vị đã đi đến những cái điện phủ đó đó, rồi thầy bói, thầy đồng ở đó xử lý không được, cuối cùng lại về chùa mình mới ra được, mới xử lý được.

Đấy là sự thật! Vì ở đó họ không có pháp.

Xuất phát từ cái tâm thì, cái vị chủ điện ấy lại cái tâm tham lam mưu cầu lợi ích, cái nghề kiếm tiền của họ.

Đấy, cái tâm như thế thì nó phải chiêu những cái loại tà ma quỷ quái đến, cho nên nó khác nhau, khác nhau hoàn toàn, chứ không phải là cái chuyện giống nhau được, nhá.

Thầy trả lời bạn Trí Nguyễn như vậy. Ở chùa mình, đây nó là phương tiện độ sinh, mà từ tâm nguyện của thầy xuất hiện cái phương tiện này. Nó khác nhau, đây là cái điều đặc biệt của chùa chúng ta."

Quan điểm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, lời dạy thống thiết của Hòa thượng Thanh Từ

Người Việt đi chùa xin lộc đầu năm: "Cầu cho giàu có, đó là lòng tham!"
Báo Giao Thông ngày 21/3/2019 dẫn lời Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho biết:

Ngay chiều qua 20/3/2019, Đại đức Thích Trúc Thái Minh — trụ trì chùa Ba Vàng đã có cuộc làm việc với lãnh đạo thành phố Uông Bí và thừa nhận những sự việc báo chí phản ánh xảy ra tại chùa Ba Vàng.

Trung ương Giáo hội đề nghị Giáo hội tỉnh Quảng Ninh tổ chức ngay buổi làm việc với Trụ trì chùa Ba Vàng để kiểm điểm, làm rõ sự việc; yêu cầu Ban trị sự tỉnh Quảng Ninh thực hiện chấn chỉnh việc thuyết giảng tại chùa Ba Vàng và có hình thức kỷ luật nghiêm khắc với các cá nhân nếu để xảy ra sai phạm. 

Báo Thanh Niên ngày 21/3/2019 dẫn lời Đại đức Thích Đạo Hiển, Phó trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, cho biết:

"Hơn 2 năm trước chúng tôi có văn bản gửi Thường trực Tỉnh uỷ Quảng Ninh và chính quyền thành phố Uông Bí đề nghị xử lý ngay việc bà Phạm Thị Yến truyền bá vong báo oán.  Đối với đại đức Thích Trúc Thái Minh, chúng tôi đã gặp riêng để động viên nhưng thầy không nghe.  Để xảy ra cơ sự ngày hôm nay có lỗi của việc quản lý tín ngưỡng ở địa phương và Ban trụ trì chùa Ba Vàng."

GS Thịnh: "Giải hạn cho dân chưa thấy nhưng sẽ giải được hạn thiếu tiền cho các chùa"
Đại đức Thích Trúc Thái Minh có tên khai sinh là Vũ Minh Hiếu, sinh năm 1967, quê ở thôn Ngọc Quan xã Lâm  Thao huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh.

Ông từng là giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội và sau đó chuyển công tác sang Viện Máy và dụng cụ công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp.

Ngày 16/9/1998, dưới sự chứng minh của Hòa thượng Thích Thanh Từ, ông xuất gia tại Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt.

Hòa thượng Thích Thanh Từ là một bậc danh tăng có công khôi phục dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử mà đức vua Trần Nhân Tông đã sáng lập, suốt đời hoằng dương Phật pháp phổ độ quần sinh, vì bảo vệ Chính pháp của Đức Phật mà không ngại phê phán các hủ tục, mê tín bên ngoài xâm nhập vào Phật giáo.

Trong sách Bước đầu học Phật, Hòa thượng Thích Thanh Từ đã dạy:

"Đạo Phật chủ trương giác ngộ mang ánh sáng trí tuệ soi rọi cho thế gian. Mọi lẽ thật đều hiện bày dưới ánh sáng giác ngộ, nhận thấy lẽ thật rồi mới khởi lòng tin đó là "chánh tín". 

Ngược lại, bày những điều mê hoặc làm mù quáng người đời, lừa bịp thế gian, ấy là "mê tín". 

Hòa thượng Thích Thanh Từ, bậc danh tăng của Phật giáo Việt Nam đương đại từng nhiều lần thống thiết khuyên răn hàng tăng ni, Phật tử nghiêm cẩn tu hành theo Chính pháp của Đức Phật, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan.

“Dâng sao giải hạn là do con người bịa ra để an ủi bản thân”
Hoặc không hiểu rõ, không có lý lẽ, mà tin càn tin bướng là "mê tín". Tin bướng là họa hại đưa con người đến đường mù tối. Thấy rõ biết đúng mới tin là sức mạnh vô biên khiến người thành công trên mọi lãnh vực. 

Thế nên trong kinh Hoa Nghiêm có câu: "Tin là nguồn của đạo, là mẹ của mọi công đức. Tin hay nuôi lớn các gốc lành." Vì thế người học đạo cần có lòng tin, song lòng tin đã qua sàng lý trí gạn lọc kỹ càng. 

Tuyệt đối không được tin càn, tin bướng làm băng hoại tinh thần giác ngộ của đạo Phật. Chính trong kinh Di Giáo Phật dạy: "… Xem tướng lành dữ, trông xem sao hạn, xem xét thạnh suy, coi ngày đoán số đều không được làm…"

Không biết Đại đức Thích Trúc Thái Minh và tăng ni tứ chúng chùa Ba Vàng có còn nhớ những lời dạy tối hậu của Đức Phật trước lúc nhập Niết Bàn cũng như lời khuyến tấn, răn dạy thiết tha này của bậc thầy tổ khả kính cả đời miệt mài xả thân vì Phật pháp?

Việc tổ chức gọi vong "giải nghiệp" thu tiền lên tới hàng triệu đồng tại chùa Ba Vàng như phản ánh của Báo Lao Động liệu có đang đi ngược lại lời dạy của Đức Phật và các bậc Tổ sư?

Thảo luận