Bác sỹ BV Bạch Mai khuyên người dân lên chùa Ba Vàng: "Tôi xin lỗi"

Bác sĩ Phong nói: "Đầu tiên, tôi xin lỗi người dân vì đã gây hiểu nhầm cho mọi người. Nhân đây, xin chia sẻ khi người dân bị bệnh, cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ", Zing dẫn lời cho biết.
Sputnik

Chiều 25/3, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) thông tin về việc bác sĩ Nguyễn Hồng Phong, khoa Nhi, xuất hiện trong buổi pháp thoại ở chùa Ba Vàng (Quảng Ninh).

"Trụ trì chùa Ba Vàng quỳ sám hối trước Thượng tọa Thích Thanh Quyết rồi đâu lại vào đấy"

Gần 15h, bác sĩ Nguyễn Hồng Phong của Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) có mặt tại bệnh viện. 

Bác sĩ Phong nói:

"Đầu tiên, tôi xin lỗi người dân vì đã gây hiểu nhầm cho mọi người. Nhân đây, xin chia sẻ khi người dân bị bệnh, cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, điều tôi muốn nói là khi người dân có tinh thần lạc quan, tin tưởng sẽ giúp ích được cho bệnh nhân. Tôi gửi lời xin lỗi tới giám đốc bệnh viện, đồng nghiệp, ngành y vì phát ngôn của tôi đã làm ảnh hưởng tới uy tín của các thầy, và ngành y. Tất cả đều là phát ngôn của tôi và tôi xin chịu trách nhiệm vì phát ngôn của mình".

Sau khi xin lỗi, bác sĩ này cho biết có việc riêng nên rời khỏi cuộc gặp mặt báo chí.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Phong có mặt ở buổi gặp gỡ báo chí tại Bệnh viện Bạch Mai

"Phát ngôn của bác sĩ Phong không đại diện cho ngành y, Bệnh viện Bạch Mai"

TS Nguyễn Thành Nam, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết: "Bác sĩ Phong đang học bên Đại học Y Hà Nội, là cán bộ của khoa, được cử đi học. Hiện tại, bác sĩ không tham gia khám chữa bệnh ở viện".

Thượng tọa Thích Thanh Quyết: Thầy Thái Minh tính rất lạ, học hành Phật pháp chưa bài bản
Sau phần chia sẻ của bác sĩ Phong, PGS.TS Phạm Minh Thông, Phó giám đốc bệnh viện, cho hay về mặt chuyên môn cơ bản bệnh nhân khi có vấn đề về sức khỏe cần đến bệnh viện. Hiện nay, Bạch Mai có những nhóm gồm nhiều chuyên ngành để chẩn đoán và có những hướng điều trị bệnh, thậm chí tầm soát bệnh cho người dân.

"Việc đi đến chùa để cầu xin không có ý nghĩa về việc điều trị mà chỉ giúp người dân yên tâm. Chúng chỉ có ý nghĩa về mặt tâm lý. Đi chùa cũng chỉ là mặt tâm lý, không ai đi chùa để cầu khấn khỏi bệnh. Phát ngôn của bác sĩ Phong là cá nhân, không có tính chất đại diện ngành y và đại diện Bệnh viện Bạch Mai", PGS Thông nhấn mạnh.

Chưa có hình thức kỷ luật bác sĩ Phong

BS Nguyễn Khắc Hiền, Phó giám đốc chuyên môn, khẳng định hiện nay không có bằng chứng nào về việc bác sĩ Phong không điều trị khỏi cho bệnh nhân. Vụ việc này phải dựa theo bằng chứng, hội đồng kỷ luật của bệnh viện sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Hiện tại, bệnh viện chưa đưa bác sĩ Phong ra hội đồng kỷ luật, nên chưa xem xét hình thức kỷ luật nào.

Chùa Ba Vàng chiếm hàng chục ngàn mét vuông đất rừng quốc gia: "Tổ" buôn thần bán thánh
Qua phát ngôn của bác sĩ Phong, ông Hiền khuyến cáo tất cả bác sĩ bác sĩ khi khám chữa bệnh phải theo Luật Khám chữa bệnh, theo cơ sở khoa học dựa trên các bằng chứng khoa học.

Còn Phó giám đốc Phạm Minh Thông chia sẻ:

“Hiện nay khám chữa bệnh theo y đức, theo luật. Ai vi phạm phải tự chịu trách nhiệm. Bệnh viện mấy nghìn nhân viên không thể quản lý từng phút.

Về việc người dân đi chùa để cầu khấn, PGS.TS Thông khẳng định điều đó hoàn toàn mang tính tâm lý, chưa có bằng chứng khoa học.

Theo TS Nguyễn Thành Nam, bác sĩ Phong đã làm việc tại bệnh viện 6 năm và chưa nhận được phản ánh của bệnh nhân về các vấn đề bức xúc.

Sau khi lên chùa, bệnh nhân đến khám lại, điều thần kỳ đã xảy ra?

Lãnh đạo Giáo hội Phật giáo lên tiếng về việc chùa Ba Vàng thỉnh vong, "làm nhục" nữ sinh
Trước đó, cư dân mạng chia sẻ video buổi pháp thoại ở chùa Ba Vàng (được phát trực tiếp trên trang Facebook và website của chùa), có hàng trăm người tham dự.

Để chứng minh phương pháp "thỉnh oan gia trái chủ" hiệu quả, đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng, mời một số nhân chứng là các phật tử đã "thỉnh giải nghiệp". Một trong số những nhân chứng được trụ trì mời lên chia sẻ là anh Nguyễn Hồng Phong. Người này nói mình là bác sĩ (không nói nơi công tác), tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội.

"Tôi chưa thỉnh oan gia trái chủ nhưng là người chứng kiến. Bệnh nhân của tôi khi chẩn đoán, điều trị theo đúng phác đồ nhưng không thể ra được bệnh, hoặc diễn tiến bất thường. Tôi biết đến pháp hội và khuyên bệnh nhân đến chùa Ba Vàng xem thế nào. Người này đến chùa được thầy dạy về nhân quả, không mê tín gì đến bệnh nhân của tôi. Sau một thời gian biết sám hối, làm cơm chay, biết quỳ lạy tổ tiên, cha mẹ… Bệnh nhân đến khám lại, điều thần kỳ đã xảy ra, tôi chỉ dùng 2 liều men tiêu hóa đã ổn định hoàn toàn", anh Phong nói trước hàng trăm phật tử.

Anh này cho biết thêm đây chỉ là một trong rất nhiều trường hợp bệnh nhân đã khỏi bệnh. Kết thúc phần chia sẻ của mình, bác sĩ Phong cho rằng:

"Tôi là người không thỉnh oan gia trái chủ. Tôi là người phật tử thuận thành, tin hoàn toàn theo phật pháp. Hôm nay, tôi chia sẻ ở đây để thông qua pháp hội, các anh chị em báo chí để có cái nhìn đúng đắn hơn về đạo Phật và các quý thầy. Các quý thầy là bậc chân tu, hoàn toàn không có tư lợi gì cho bản thân, cho nhà chùa".

“Nhà chùa” lấy nữ sinh giao gà ra làm nhục, truyền bá chuyện vong báo oán kiếm lợi trăm tỷ
Sau phần trao đổi trên, Đại đức Thích Trúc Thái Minh giới thiệu anh Phong là bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai, đã chứng kiến nhiều bệnh nhân của mình khám không ra bệnh. Anh Phong được biết về chùa Ba Vàng, biết về pháp hội thỉnh oan gia của chùa, đã gợi ý cho các bệnh nhân về chùa thỉnh "oan gia trái chủ".

"Quả thật đúng về chùa thỉnh khỏi bệnh luôn và điều trị lại rất đơn giản nữa. Chuyện đấy anh xác thực điều đó", đại đức Thích Trúc Thái Minh nói.

"Phát ngôn với danh nghĩa cá nhân nhưng ảnh hưởng lớn người bệnh"

Phía Bệnh viện Bạch Mai xác nhận ông Nguyễn Hồng Phong là bác sĩ khoa Nhi của bệnh viện này. Bác sĩ Phong đang học thạc sĩ ở ĐH Y Hà Nội, phát biểu hoàn toàn với tư cách cá nhân.

Trả lời báo chí sau đó, bác sĩ Phong lại phủ nhận việc khuyên bệnh nhân lên chùa chữa bệnh.

"Tôi không hề khuyên bệnh nhân lên chùa Ba Vàng chữa bệnh hay thỉnh oan gia trái chủ của cô Phạm Thị Yến mà luôn nhắc bệnh nhân phải tuân thủ theo phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra vì nó là y học, khoa học. Khi điều trị, tôi luôn theo hướng vừa đi theo y học, khoa học nhưng vừa an được tâm cho người bệnh. Một trong những nơi yên tâm nhất chính là đạo Phật khi dạy con người ta đi vào trí tuệ, tâm an" — bác sĩ Phong trả lời với báo chí.

Nói về việc xuất hiện trong đoạn clip của chùa Ba Vàng, bác sĩ này cho hay đây là do đại đức Thích Trúc Thái Minh gọi nên "không thể không lên".

Bác sĩ Nguyễn Hồng Phong của Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)

Phát ngôn sốc của Trụ trì chùa Ba Vàng: "Càng nghèo càng phải cúng dường để thoát nghèo!"
Về vấn đề này, GS Nguyễn Việt Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết ông chưa nắm được sự việc cụ thể, mới biết qua báo chí. Bộ Y tế cần nhận được văn bản của các đơn vị liên quan để tiến hành kiểm tra, xác minh. Nếu sự việc đúng như trong nội dung video được phát trực tiếp trên trang Facebook và website của chùa Ba Vàng (tối 21/3) và báo chí phản ánh, ông Tiến nhận định đó là sự lừa đảo, bậy bạ, cần báo công an điều tra làm rõ.

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng nhấn mạnh với báo chí, ông không bao giờ ủng hộ việc khuyên người dân lên chùa chữa bệnh. Không bác sĩ nào lại làm vậy, bởi làm như thế là bậy bạ.

Trong bài viết trên Zing.vn, TS Trương Hồng Sơn — Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, Phó tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam — nêu quan điểm dù bác sĩ Phong đính chính phát ngôn chỉ mang tính cá nhân, nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều người, bệnh nhân.

Những phát ngôn này có thể khiến một số người bệnh lầm lạc, không còn tin vào y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh khoa học nữa. Họ có thể tìm đến phương pháp chữa bệnh mang tính mê tín dị đoan, truyền miệng, vô căn cứ. Từ đó, bệnh có thể không được chữa khỏi, thậm chí gây ra nhiều biến chứng và nguy hiểm đến tính mạng.

Thảo luận