Chuyên gia bình luận tuyên bố Trump về Golan: Đây là sáng kiến nguy hiểm trái luật quốc tế

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đã đến lúc Washington phải công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan. Tuyên bố này ông Trump được đưa ra trước thềm chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cuộc bầu cử tháng 4 ở Israel.
Sputnik

Liên đoàn các quốc gia Ả Rập, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và EU chỉ trích tuyên bố của Trump, một lần nữa khẳng định quyền của Syria đối với Cao nguyên Golan bị Israel chiếm đóng.

cao nguyên Golan

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ đã bình luận về  trường hợp tiếp theo, khi mà chính quyền Nhà Trắng làm ngơ luật pháp quốc tế và nghị quyết của Liên Hợp Quốc.

Theo ông Faruk Logoglu (Faruk Looğlu), cựu đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Washington, Thổ Nhĩ Kỳ phê phán tuyên bố của Trump và đưa ra quan điểm đúng đắn về vấn đề này là Ankara cần thiết lập cuộc đối thoại trực tiếp với chính quyền Syria càng sớm càng tốt. Gọi tuyên bố của Trump là sự tấn công cực kỳ nguy hiểm, nhà ngoại giao nói:

Bộ Ngoại giao Nga bình luận về tuyên bố của Trump về Cao nguyên Golan

"Tuyên bố của Trump là một động thái tiếp theo trong chuỗi các bước phá hoại của ông ta, nhằm gây bất ổn trật tự thế giới mà chúng ta chứng kiến kể từ khi Trump nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ. Điều đó mâu thuẫn với nghị quyết 242 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, và quan trọng hơn là đi ngược lại nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, quy định không được vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia thông qua việc chiếm đóng. Do đó, sáng kiến này vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và các chuẩn mực của luật pháp quốc tế. Điều đó cũng đe dọa leo thang căng thẳng trong khu vực. Khi nào Syria rốt cuộc khôi phục được sức mạnh của mình, Syria sẽ có thể giáng đòn tấn công quyết định đối với Israel, nếu nước này thực hiện các bước theo hướng đó. Hơn nữa, Syria được Iran, một số quốc gia Ả Rập ủng hộ. Do đó, đưa ra quyết định như vậy, Trump đã tiến thêm một bước để tiếp tục khuấy động cuộc xung đột ở Trung Đông."

Nói về các động thái quốc tế tiềm năng trong trường hợp sáng kiến này được Hoa Kỳ thực hiện, đại sứ Logoglu nhấn mạnh:

Trước hết, cần Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc yêu cầu tổ chức một cuộc họp khẩn cấp. Ngay cả khi Hoa Kỳ sử dụng quyền phủ quyết, cần phải phản đối mạnh mẽ quyết định này. Ngoài ra, tôi cho rằng cần phải có một cuộc họp khẩn cấp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, và các quốc gia thành viên cần nêu rõ quan điểm của họ về vấn đề này."

Nhà khoa học Mỹ: Hoa Kỳ không có cơ sở pháp lý để thay đổi trạng thái của Golan

 Bình luận về lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ trích tuyên bố của Trump, ông Logoglu nhấn mạnh: "Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh cần phải đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria. Đây là quan điểm rất trung thành và có tầm nhìn xa. Nhưng, theo tôi, Ankara cần phải thực hiện thêm một bước nữa. Bây giờ là thời điểm thích hợp để xây dựng mối quan hệ với Damascus. Trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ phải thể hiện cam kết của mình với tuyên bố về sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria, bằng cách thiết lập cuộc đối thoại trực tiếp với chính quyền Syria."

Đến lượt mình, trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, nhà khoa học chính trị, chuyên gia quan hệ quốc tế từ Đại học Trung Đông (ODTU) Hussein Baghi (Hüseyin Bağcı) đã nêu rõ tình trạng pháp lý của Cao nguyên Golan và nhấn mạnh rằng, vấn đề này sẽ không thể giải quyết được, chừng nào khu vực này còn bị Israel chiếm đóng: "Một người có ấn tượng rằng, giống như con voi trong cửa hàng đồ sứ Trung Quốc, Trump tiếp tục phá hủy mọi thứ xung quanh mình, khiến cho xung đột đã "đóng băng" trong khu vực sẽ leo thang hơn nữa. Nếu Trump được bầu cho nhiệm kỳ tổng thống tiếp theo, tình hình sẽ có bước ngoặt thậm chí còn nguy hiểm hơn, có khả năng là Cao nguyên Golan sẽ được coi là thuộc về Israel" —  ông Hussein Baghi nhấn mạnh.

Thủ tướng Israel bay tới Hoa Kỳ để cảm tạ ông Trump về Golan

Ông Hussein Baghi nêu lên sự chỉ trích mạnh mẽ tuyên bố của Trump từ phía các cầu thủ quốc tế và nói tiếp:

"Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến sự hình thành một xu hướng mới trên trường quốc tế, theo đó luật pháp quốc tế bị vi phạm và định nghĩa chính các quá trình chính trị bị thay đổi và bất ổn."

Trả lời câu hỏi về những biện pháp nào có thể được thực hiện trong tình huống này, ông Hussein Baghi nói:

"Giá có thể thực hiện một chiến dịch quân sự để Israel rời khỏi khu vực này, nhưng điều đó gây nguy cơ kéo theo cuộc chiến mới. Tình huống tương tự như vậy đã từng thấy trong cuộc xung đột năm 1967 hoặc 1973. Tuy nhiên, Liên minh các quốc gia Ả Rập ngày hôm nay không có đủ tiềm lực, còn Nga thig sẽ không xung đột với Israel vì Cao nguyên Golan. Do đó, vấn đề sẽ được thảo luận bởi các tổ chức quốc tế, nhưng khó có thể thay đổi cán cân lực lượng thực sự ở vùng đất này" — ông Hussein Baghi kết luận.

Thảo luận