29 000 đòn tấn công của Bắc Kinh giáng vào sự độc lập của Đài Loan

Chính quyền Bắc Kinh đã nhiều lần tuyên bố rằng họ phản đối tình trạng độc lập của Đài Loan, rằng giấc mơ của họ là đoàn tụ hòn đảo với đại lục, nhà phân tích của Sputnik Piotr Tsvetov cho biết trong bài viết của mình.
Sputnik

Hiện tại Bắc Kinh không đủ sức để thực hiện giấc mơ của Trung Quốc, và chính quyền quốc đảo hiện tại đang cố gắng dùng đủ mọi cách để duy trì sự độc lập trước đại lục, dựa vào việc Tổng thống Mỹ D. Trump ủng hộ đường lối này. Với sự hỗ trợ của "ngoại giao tờ séc", Trung Quốc đang lôi kéo về phía mình các quốc gia gần đây duy trì quan hệ ngoại giao với Trung Hoa Dân Quốc (như chính quyền của Đài Bắc tự gọi), kết quả là số lượng đối tác ngoại giao với Đài Bắc chỉ còn không đến con số hai chục. Bắc Kinh cũng đã buộc các hãng hàng không của nhiều quốc gia có đường bay đến Đài Loan phải gọi các sân bay trên đảo là sân bay Trung Quốc.

Trung Quốc phản đối việc bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan

Nhưng mới đây, hóa ra những người ủng hộ Đài Loan độc lập đã không chấp nhận các biện pháp kiên quyết của Bắc Kinh. Tại thành phố Thanh Đảo (Qingdao), các nhân viên hải quan Trung Quốc đã bắt giữ một lô bản đồ thế giới, trong đó Đài Loan được chỉ định là một quốc gia riêng biệt. Toàn bộ lô bản đồ 29 000 bản này  đã bị đem hủy. Chính quyền Trung Quốc bác bỏ ngay lập tức lời giải thích rằng nhà xuất bản nước ngoài phát hành bản đồ này đã phạm sai lầm do thiếu hiểu biết và sơ suất. "Bản đồ phản ánh chủ quyền quốc gia và đồng thời cũng là tuyên bố chính trị", phát ngôn viên của Bộ Tài nguyên Trung Quốc, ông Ma Wei nói. Ông cũng gọi các bản đồ này là "nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia."

Quả thật, trên toàn thế giới, thái độ đối với chủ quyền lãnh thổ cần phải hết sức thận trọng. Ví dụ, Bắc Kinh đã nhiều lần chỉ trích Tokyo vì người Nhật đánh dấu đảo Senkaku trên bản đồ là của Nhật Bản. Trên nhiều bản đồ Nhật Bản, quần đảo Nam Kuril thuộc thành phần Liên bang Nga thường được ghi nhận là lãnh thổ Nhật Bản.

Trung Quốc sẽ không kéo dài việc thống nhất với Đài Loan vô thời hạn

Ấn Độ cũng rất nhạy cảm với các phương án chỉ định đường biên giới. Thông thường, vùng đất mà Delhi coi là lãnh thổ của mình được các nhà vẽ bản đồ nước ngoài đánh dấu là của Pakistan hoặc Trung Quốc. Chính quyền Ấn Độ không chỉ phản đối việc này, một vài năm trước họ còn dự định thông qua đạo luật phạt tiền từ 150 000 đến 15 triệu USD đối với các nhà xuất bản nước ngoài phát hành bản đồ vi phạm "tình cảm quốc gia" của người Ấn Độ. Nhưng có vẻ như luật này vẫn chưa được thông qua.

Bản thân Trung Quốc cũng không hiếm khi sử dụng bản đồ với tư cách là vũ khí. Ví dụ, các đảo Hoàng Sa và Trường Sa được đánh dấu trên bản đồ là lãnh thổ thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Bằng cách nghiền nát 29.000 "bản đồ xấu", các quan chức Trung Quốc đã đóng góp vào việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và chứng minh rằng họ có các biện pháp khác nhau để ngăn chặn chủ nghĩa ly khai ở Đài Loan. Nhưng rõ ràng là sự chống đối này vẫn chưa đến hồi kết.

Thảo luận