EU mở cửa cho phép các công ty Trung Quốc tham gia mạng 5G

Châu Âu không cấm Huawei và các công ty khác của Trung Quốc tham gia xây dựng mạng 5G của họ. Ủy ban châu Âu đã yêu cầu các nước thành viên đưa ra kế hoạch nhằm tăng cường an ninh mạng và chống đánh cắp thông tin, tuy nhiên, họ không đưa ra lệnh cấm với các công ty cụ thể.
Sputnik

Văn kiện viết rằng, chính các thành viên EU phải phân tích rủi ro mạng 5G đến cuối tháng 6 năm 2019, và đến ngày 1 tháng 10 EU nên phát triển quan điểm chung về an ninh mạng. Huawei và ZTE đã bày tỏ sự ủng hộ đối với quyết định này vì EU đi ngược lại với tham vọng của Mỹ khi chính phủ nước này liên tục hối thúc đồng minh cấm sử dụng thiết bị Huawei trên hệ thống mạng 5G vì lý do an ninh.

Triển khai 5G trong năm 2019: Việt Nam có thể đi đầu?

Cho đến gần đây, Hoa Kỳ đã cố gắng thuyết phục châu Âu từ chối sử dụng thiết bị của Trung Quốc trong việc xây dựng mạng di động thế hệ mới. Washington tin rằng, các sản phẩm của Trung Quốc đe dọa an ninh quốc gia của các nước khác, vì tất cả các công ty viễn thông của Trung Quốc đang hợp tác với tình báo Trung Quốc, có nghĩa là họ có thể tham gia vào các hoạt động tình báo ở các nước khác thông qua thiết bị của họ. Huawei đã nhiều lần phủ nhận những cáo buộc này. Gần đây, Chủ tịch luân phiên Huawei Eric Xu cho biết, ngay cả Chủ tịch nước Tập Cận Bình cũng không thể buộc Huawei phải làm gián điệp cho Trung Quốc, còn sáng lập viên Huawei Ren Zhengfei tuyên bố rằng, ông thà đóng cửa công ty hơn là chấp nhận làm gián điệp ở nước ngoài.

Huawei

Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn yêu cầu "cấm cửa" 5G Huawei trong mạng lưới của các đồng minh Mỹ. Cho đến nay, chỉ có Úc bị thuyết phục, họ đã cấm sử dụng thiết bị của các công ty Trung Quốc. Còn Châu Âu vẫn không cấm Huawei theo đề xuất của Hoa Kỳ. Và chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng không giúp được gì. Trong thời gian chuyến thăm này, ông Pompeo đã cảnh báo các đồng minh EU rằng việc họ hợp tác với Huawei sẽ làm khó Mỹ trong việc chia sẻ thông tin với Châu Âu.

CEO MobiFone: “Sẽ thử nghiệm 5G tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh”

Khác với Hoa Kỳ, EU phụ thuộc rất nhiều vào thiết bị viễn thông của Trung Quốc. Tại Đức, Anh, Ý, một phần đáng kể các trạm cơ sở trên mặt đất có các thành phần của Huawei. Ở EU nói chung, Huawei chiếm lĩnh 31% thị trường cơ sở hạ tầng di động. Để so sánh: đối thủ cạnh tranh gần nhất là Ericsson chỉ chiếm được 29%. Ở một số nước, các công ty Trung Quốc là nhà độc quyền trên thị trường. Ví dụ, quốc gia lùn Monaco cũng sẽ thử nghiệm mạng 5G trên diện tích 2 km vuông. Và toàn bộ mạng 5G của quốc gia này được xây dựng bởi Huawei của Trung Quốc. Vì thế dễ hiểu tại sao Monaco đã được đưa vào chương trình chuyến công du châu Âu gần đây của nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Các quốc gia G7, bao gồm Vương quốc Anh và Đức, cũng đã lưu ý rằng không nên cấm cửa một công ty nào đó chỉ vì nó đến từ một quốc gia khác. Cần phải phát triển các tiêu chuẩn an toàn chung. Châu Âu luôn cố gắng theo đuổi lợi ích riêng của mình. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Shen Yi, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quản lý không gian mạng tại Đại học Fudan, cho biết,

Mỹ có kế hoạch tạo ra mạng 5G "để tự bảo vệ mình trước Trung Quốc"

bất cứ quốc gia nào, kể cả các thành viên EU, đều muốn phát triển các biện pháp riêng của mình để đảm bảo an ninh mạng, đồng thời không muốn có thái độ quá cứng rắn như Hoa Kỳ. Bất kỳ quốc gia nào, kể cả EU, đều phải đối mặt với những thách thức về an ninh trong quá trình tự động hóa việc xử lý thông tin. Mỗi quốc gia đều muốn phát triển, đồng thời đảm bảo sự phát triển an toàn để sự tiến bộ không gây hại cho an ninh. Do đó, trong tương lai, các nước trên thế giới cần phải phát triển các tiêu chuẩn thống nhất để điều chỉnh cơ cấu quản lý, để những thành tựu kỹ thuật mang lại lợi ích cho tất cả. Các nước tham gia quá trình phát triển công nghệ nên thực hiện các hành động chung để quản lý các quy trình và những thách thức mới nổi. Kinh nghiệm của Chiến tranh Lạnh cho thấy rằng, các quốc gia luôn theo đuổi lợi ích riêng của họ, mỗi quốc gia có quan điểm riêng về cách phát triển kinh tế. Nếu nhìn vào mối quan hệ giữa EU và Hoa Kỳ, chúng ta sẽ thấy rõ rằng, Châu Âu giữ lập trường độc lập đáp ứng lợi ích của họ trong nhiều vấn đề. Châu Âu đang tích cực thúc đẩy quá trình hội nhập trong EU. Vì vậy, quyết định về Huawei cũng đáp ứng lợi ích của Liên minh châu Âu. Châu Âu đã đưa ra quyết định này trên cơ sở các đánh giá của riêng mình, và quyết định này là khách quan. Bất kỳ quốc gia nào cũng không thể tin tưởng vô điều kiện vào một công ty nào đó. Không thể nói rằng, châu Âu không ủng hộ Hoa Kỳ, hoặc ngược lại, châu Âu luôn đi theo Mỹ. Trên thực tế, châu Âu không muốn ủng hộ vô điều kiện những đề xuất đáng ngờ và những cáo buộc vô căn cứ mà Hoa Kỳ đưa ra.

Đề phòng cấm vận, tập đoàn Huawei phát triển hệ điều hành riêng cho mình

Ủy ban Châu Âu lưu ý rằng, nếu mạng 5G của một nước thành viên dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công mạng thì điều đó có thể ảnh hưởng đến an ninh của tất cả các thành viên Liên minh Châu Âu. Đó là lý do tại sao các chuyên gia sẽ đánh giá mối đe dọa an ninh trong mạng 5G cả cấp quốc gia và cấp toàn bộ EU. Giai đoạn đầu tiên — phân tích rủi ro trong các quốc gia thành viên EU — phát triển các yêu cầu về bảo mật với các nhà cung cấp dịch vụ Internet, thứ tự sử dụng tần số vô tuyến cho 5G. Mỗi quốc gia EU đều có quyền cấm cửa bất kỳ công ty nào nếu công ty này không tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn an toàn được áp dụng tại quốc gia này. Vì vậy, các công ty Trung Quốc sẽ phải hết sức cố gắng để ở lại thị trường này,  - chuyên gia Trung Quốc nhận xét.

 "Tất nhiên các công ty Trung Quốc rất hài lòng với việc họ không bị cấm cửa trên thị trường 5G châu Âu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, khi thâm nhập thị trường quốc tế, công ty thường xuyên phải cạnh tranh khốc liệt để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, an toàn nhất, có sức cạnh tranh lớn nhất. Điều này áp dụng cho bất kỳ công ty nào — cả Trung Quốc và Mỹ. Các quy trình và công nghệ kinh doanh của công ty nên được tối ưu hóa và được áp dụng không chỉ để có thu nhập cao mà còn để đóng góp vào việc củng cố phúc lợi của toàn bộ cộng đồng thế giới".

Ở giai đoạn thứ hai, Cơ quan an ninh mạng châu Âu sẽ nghiên cứu thông tin nhận được từ các quốc gia thành viên, rồi vào mùa thu sẽ hoàn thành việc đánh giá các rủi ro hiện có. Các chuyên gia sẽ phát triển các quy tắc thống nhất cho toàn bộ Liên minh châu Âu. Các quy tắc sẽ xác định thứ tự chứng nhận, thử nghiệm, kiểm soát, xác định sản phẩm hoặc nhà cung cấp. Các quy tắc bảo mật chung cho toàn bộ EU sẽ được áp dụng để mua sắm thiết bị mạng 5G.

Thảo luận