Tại sao cần nghiên cứu Mặt trăng?

Bề mặt của Mặt trăng là địa điểm thực tế lý tưởng để nghiên cứu những tín hiệu đến với chúng ta từ không gian, - ông Alexandr Sergeev, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nga nói với Sputnik.
Sputnik

Vị Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga đang có chuyến thăm làm việc tới CHND Trung Hoa. Trước đó, ông Sergeev đã dẫn đầu phái đoàn của Viện HLKH dự  hội nghị chuyên đề Nga-Trung "Nghiên cứu những vùng biển sâu của đại dương thế giới” tại thành phố Tam Á, sau đó đoàn đến Thượng Hải để thăm hàng loạt viện nghiên cứu của nước chủ nhà.

Ông Rogozin: Nga muốn xây dựng trạm trên bề mặt Mặt Trăng chứ không phải trên quỹ đạo

"Mặt trăng, đặc biệt là phía bên kia của nó, là nơi rất yên tĩnh, vì không hề có tiếng ồn phát ra từ nhiều dải điện từ tần số khác nhau do hoạt động sinh tồn của con người trên Trái đất. Đơn giản là mọi tiếng ồn không thể bay tới đó. Vì thế nếu ta quan tâm nghiên cứu những tín hiệu đến từ vũ trụ thì đây là địa điểm lý tưởng bởi đó là những tín hiệu trên nền âm thanh rất tinh nhẹ”, - ông Sergeev nói trong  cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Viện sĩ giải thích rằng trên Trái đất việc tiếp nhận và phân tích những tín hiệu yếu mong manh như vậy từ không gian là chuyện rất phức tạp. "Mặt trăng được  chú ý quan tâm để bố trí các thiết bị và hệ thống khám phá không gian", - ông nói.

Tại sao cần nghiên cứu Mặt trăng?

Bình luận  về cuộc hạ cánh mềm của bộ máy vũ trụ Trung Quốc “ Thường Nga 4” lên phía sau của Mặt trăng, VS Sergeev lưu ý rằng sau khi hạ cánh, thiết bị không gian của Trung Quốc đã  bắt đầu căng ăng-ten để nhận tín hiệu điện từ.

"Thứ nhất, người Trung Quốc cho thiết bị hạ cánh ở phía sau của Mặt trăng. Thứ hai, họ đã bắt đầu triển khai ăng-ten ở đó. Họ hiểu rằng có thể nhận được tín hiệu rất yếu ớt mà trên Trái đất không thấy nổi. Bởi kết quả quan sát luôn phản ánh sự tương đồng  tỷ lệ của tín hiệu với tiếng ồn. Nếu tiếng ồn lớn, thì chúng ta không thấy tín hiệu nào hết”, - ông giải thích.

 Ngoài ra, còn hai khía cạnh khác được quan tâm trong việc nghiên cứu Mặt trăng, đó là tìm kiếm nước ở các vùng cực và nghiên cứu bề mặt Mặt trăng, nơi do không có bầu khí quyển nên có thể phản ánh  toàn bộ lịch sử hiện hữu của hệ Mặt trời.

Roscosmos hứa sẽ sớm bay lên Mặt Trăng

"Bề mặt của Mặt trăng là một kiểu tấm  gương phản ánh toàn bộ lịch sử tồn tại của hệ Mặt trời và trên bề mặt trái đất, trong khi trên Trái đất chúng ta chỉ nhìn thấy  những sự kiện diễn ra trong khoảng 50 triệu năm lại đây”, - Viện sĩ nói thêm.

Sáng ngày 3 tháng 1, bộ máy vũ trụ “Thường Nga-4” đã hoàn thành cuộc hạ cánh mềm lịch sử ở phía sau của Mặt trăng và trong vài giờ đã gửi về Trung tâm nghiên cứu  những hình ảnh đầu tiên về bề mặt ở mặt sau của vệ tinh Trái đất. Thiết bị đã hạ cánh xuống miệng núi lửa Karman, ở phần tây-bắc của miệng núi lửa Mặt trăng lớn nhất được biết đến tại lưu vực Nam Cực - Aitken.

Thảo luận