Chuyên gia: Quân đội Nga ở Venezuela là biện pháp ngăn chặn

Bộ Ngoại giao Nga đã nêu thời hạn các chuyên gia quân sự Nga hiện diện ở Venezuela. Trả lời phỏng vấn Sputnik, giáo sư của Đại học St. Petersburg Alexander Kubyshkin đã bày tỏ quan điểm của mình về tình huống này.
Sputnik

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, các chuyên gia quân sự Nga sẽ ở Venezuela trong thời hạn mà họ cần phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự.

"Họ đang tham gia vào việc thực hiện các thỏa thuận trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Trong bao lâu? Trong thời hạn cần thiết. Đến khi nào Chính phủ Venezuela cần. Tất cả được thực hiện trên cơ sở các hiệp định song phương", bà Zakharova nói trong cuộc họp báo.

Trump tuyên bố Nga nên rời khỏi Venezuela

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu Liên bang Nga rời khỏi Venezuela.

Trả lời phỏng vấn Sputnik, giáo sư Đại học St. Petersburg Alexander Kubyshkin đã bày tỏ quan điểm của mình về tình huống này.

"Như đã biết, các sự kiện lớn đã được vạch ra cho ngày 6 tháng 4 ở Venezuela - (lãnh đạo phe đối lập Juan) Guaido sẽchuyển sang đối đầu công khai, và chắc là sẽ thực hiện nỗ lực lật đổ (Tổng thống Nicholas) Maduro. Một trăm quân nhân Nga đang hoạt động trong khuôn khổ hợp tác kỹ thuật quân sự với đất nước này, tất nhiên, đây là yếu tố ngăn chặn phe đối lập. Trump tuyên bố rằng Venezuela thuộc phạm vi ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Đáp lại, có thể nói rằngUkraina là phạm vi ảnh hưởng của Nga, nhưng như đã biết, các chính trị gia và chuyên gia quân sự Mỹ đã tích cực tham gia vào tình hình ở Ukraina... Vì vậy, tất cả điều này là ý định giữ cán cân lực lượng trên cùng một mức độ. Tất nhiên, sẽ có rất nhiều lời hoa mỹ, nhiều đe dọa, và có thể có cả khiêu khích. Nhưng tôi cho rằng sẽ không có bất kỳ quyết định sinh tử nào được thông qua” – ông Alexander Kubyshkin nói.

Nghị sĩ Nga nhắc nhở Donald Trump rằng Venezuela "không phải là một tiểu bang Mỹ"

Tại Venezuela, từ ngày 21 tháng 1 đã diễn ra các cuộc biểu tình rầm rộ chống Tổng thống Nicolas Maduro ngay sau khi ông tuyên thệ. Sau khi các cuộc bạo loạn nổ ra, người đứng đầu Quốc hội (do phe đối lập kiểm soát) Juan Guaido đã tự xưng một cách bất hợp pháp là Tổng thống lâm thời. Một số quốc gia phương Tây, dẫn đầu là Hoa Kỳ, đã công nhận Guaido. Về phần mình, Maduro gọi người đứng đầu quốc hội là “con rối của Hoa Kỳ”. Nga, Trung Quốc và một số quốc gia khác ủng hộ Maduro với tư cách là tổng thống hợp pháp. Moskva gọi tình trạng tổng thống của Guaido là không tồn tại.

Thảo luận