Chiến tranh biên giới phía Bắc và kinh nghiệm quốc phòng cho Việt Nam

Ngày 4/4, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách quốc gia, Khoa Lịch sử (trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Hội Khoa học lịch sử TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học "Chiến tranh biên giới phía Bắc và kinh nghiệm quốc phòng cho Việt Nam", theo TTXVN.
Sputnik

Giáo sư, Tiến sĩ Võ Văn Sen - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách quốc gia cho biết, hội thảo nhằm nhìn lại, đánh giá hoàn cảnh, nguyên nhân, kết quả của cuộc chiến tranh vệ quốc diễn ra tại 6 tỉnh biên giới phía Bắc năm 1979. Từ đó, nhận thức rõ kết quả, ý nghĩa và bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác trước nguy cơ xâm lược, xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ hiện nay.

Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979: Vì sao trung Quốc quyết “trừng phạt Việt Nam”?

Các tham luận tại hội thảo đã tập trung phân tích bối cảnh quốc tế và khu vực, nguyên nhân, ý nghĩa lịch sử và những bài học kinh nghiệm được rút ra từ cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc.

Thiếu tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Quang Đạo, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam nhận định, trong cuộc chiến tranh này, mặc dù hy sinh, tổn thất rất lớn nhưng chúng ta đã giành chiến thắng, bảo vệ độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Từ những thắng lợi và tổn thất của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc năm 1979, nhiều vấn đề có tính chất kinh nghiệm đã được đặt ra nghiên cứu, đúc rút cả về lý luận cũng như thực tiễn.

Trong đó, dưới góc độ quốc phòng bảo vệ Tổ quốc, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm: Luôn luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, ghi nhớ lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Từ bài học này, trong sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng Quân đội nhân dân hiện nay cần tiếp tục giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

Chiến tranh biên giới phía Bắc và kinh nghiệm quốc phòng cho Việt Nam

Cùng với đó là bài học luôn luôn đề cao cảnh giác với mọi đối tượng, cảnh giác để nắm bản chất vấn đề. Từ bài học này, cùng với công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, chúng ta đã có những đổi mới trên lĩnh vực quốc phòng, trong đó nổi bật nhất là quan điểm mới về đối tác, đối tượng và sự chuyển hóa mối quan hệ giữa đối tác, đối tượng trong thực tiễn. Bên cạnh đó, từ cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc, chúng ta cũng rút ra bài học kinh nghiệm về xây dựng khu vực phòng thủ; về nghệ thuật quân sự.

Mối quan tâm 40 năm về cuộc chiến 30 ngày

Với tham luận về chủ đề TP Hồ Chí Minh với cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc, Thạc sĩ Nguyễn Võ Cường, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Hồ Chí Minh chia sẻ, khi cuộc chiến bắt đầu nổ ra, tuy lực lượng phía ta ít hơn quân Trung Quốc hàng chục lần nhưng quân và dân ở các tỉnh biên giới đã chiến đấu rất anh dũng, ngoan cường, kiên quyết chặn đứng bước tiến của đội quân hùng hậu, đông hơn mình gấp bội.

Đáp lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Lệnh Tổng động viên của Chủ tịch Nước, cả nước đồng lòng đồng sức chi viện cho cuộc chiến. Một lần nữa, quân và dân TP Hồ Chí Minh lại sôi sục trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và chi viện sức người, sức của, tất cả vì tuyến đầu của Tổ quốc. Nhờ sự kế thừa và phát huy tốt truyền thống giàu lòng yêu nước của dân tộc, tinh thần đoàn kết toàn quân toàn dân, ý chí tự lực tự cường, ra sức khắc phục khó khăn, TP Hồ Chí Minh đã góp phần không nhỏ vào nhiệm vụ chi viện cho tuyến trước và chăm lo hậu phương chiến lược trong cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc.

Thảo luận