NATO 70 tuổi: Phải chăng đã đến lúc nghỉ hưu?

Ở độ tuổi 70, vốn là tổ chức ra đời vào buổi bình minh của trật tự thế giới Yalta-Potsdam đã đi vào lịch sử, NATO vẫn không từ bỏ nỗ lực "trẻ hóa" và tìm cách hiện diện tích cực trong thế giới hiện đại.
Sputnik

Nhân dịp NATO kỷ niệm năm chẵn, Sputnik theo dõi sự phát triển của Liên minh và phỏng vấn các chuyên gia từ các nước thành viên để tìm hiểu xem NATO còn có tương lai hay không.

Nhất loạt chống lại

Hiệp ước Washington đặt nền móng cho NATO được ký kết ngày 4 tháng 4 năm 1949. Điều khoản quan trọng của nó là điều 5, quy định rằng "cuộc tấn công vũ trang vào một hoặc một số quốc gia ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ sẽ được coi là cuộc tấn công vào toàn bộ Liên minh". Điều này chỉ được kích hoạt một lần để đáp trả vụ tấn công 11/9 ở Hoa Kỳ.

Chuyên gia quân sự đánh giá cơ hội của Nga trong trường hợp xung đột với NATO

Bất chấp thực tế là NATO được tạo ra nhằm chống Liên Xô và các đồng minh trong thời kỳ đối đầu giữa hai hệ thống tư tưởng, nhưng sau khi khối Hiệp ước Warsaw giải thể, liên minh vẫn tiếp tục tồn tại. Trong lịch sử 70 năm của mình, NATO đã mở rộng hàng ngũ gấp 2,5 lần - từ 12 lên đến 30 thành viên (nếu tính cả Bắc Macedonia).

Các giai đoạn NATO mở rộng nhiều nhất là giai đoạn sau Chiến tranh Lạnh, khi mà dường như nguy cơ đe dọa của một cuộc chiến tranh quy mô lớn ở châu Âu đã không còn nữa. "Sức sống" của liên minh được lý giải bằng khả năng "hiện đại hóa" và "thích nghi linh hoạt". Trong lịch sử, điều này do thực tế là NATO được thành lập, ngoài việc kiềm chế Liên Xô, Liên minh còn có mục đích hội nhập chính trị và duy trì sự hiện diện của Mỹ ở châu Âu.

Cho đến tận ngày nay, tại các sự kiện báo chí tại trụ sở Liên minh, chúng ta thường được nghe thấy các vấn đề bất đồng giữa các đồng minh. Theo truyền thống, người ta cho rằng mâu thuẫn là điều tự nhiên khi 29 nền dân chủ tham gia đối thoại, nhưng sức mạnh của NATO là các đồng minh "luôn đoàn kết thành công" xung quanh nhiệm vụ chính là bảo vệ lẫn nhau. Luận cương về "nguy cơ đe dọa từ phương Đông" luôn giúp NATO tìm ra điểm khởi đầu mới và đem nội dung vào khái niệm mới trong liên minh xuyên Đại Tây Dương.

NI: Siêu tàu ngầm Liên Xô gây kinh hoàng cho NATO

"Nói chung, liên minh Bắc Đại Tây Dương vẫn là yếu tố gốc rễ trong chính sách đối ngoại của chúng tôi và chúng tôi muốn giữ gìn điều đó. Những bất đồng trong liên minh trên các hồ sơ cá nhân không đe dọa chính bản thân liên minh", ông Sven Biskop, chuyên gia của Viện Quan hệ Quốc tế “Egmont” cho biết.

Cuộc tìm kiếm bản sắc

Bức tường Berlin sụp đổ và Liên Xô tan rã đã đặt ra trước liên minh câu hỏi về ý nghĩa của việc tồn tại trong tương lai. Câu trả lời sẽ không phải chờ lâu: nhu cầu về NATO được lý giải bởi thực tế là Trung Âu và Đông Âu cần được giúp đỡ để tìm "dân chủ và ổn định".

Sau Chiến tranh Lạnh, hoạt động của Liên minh thường kèm theo tranh cãi: liệu từng có cam kết không chấp nhận thành viên mới ở phía Đông, liệu đó có phải là mở rộng phạm vi ảnh hưởng, khái niệm mà liên minh thường xuyên bác bỏ, và chính sách bắn phá của Nam Tư có hỗ trợ củng cố an ninh hay không.

Tổng thư ký NATO: Vụ đánh bom Serbia năm 1999 là cần thiết và hợp pháp

“Liên minh đã nuốt trọn các quốc gia Đông Âu trước khi họ trở thành thành viên của EU. Hoạt động tương tự của NATO, giống như một liên minh bá quyền do Hoa Kỳ lãnh đạo, đã “nhốt vào lồng” toàn bộ châu Âu trong khuôn khổ chiến lược tổng thể của Hoa Kỳ, nhằm giành quyền kiểm soát các không gian Á-Âu và Địa Trung Hải” - nhà khoa học chính trị người Ý Tiberio Graziani từ Trung tâm Vision & Global nói với Sputnik.

Trong thế kỷ 21, liên minh bắt đầu tư duy rộng rãi hơn: nếu trong Chiến tranh Lạnh, an ninh có nghĩa là bảo vệ các đồng minh, thì bây giờ định nghĩa về an ninh đã mở rộng ranh giới. NATO tham gia vào các hoạt động ở Libya, phát triển quan hệ với các nước ở các khu vực khác.

"Chẳng có lý do để ăn mừng ngày kỷ niệm chẵn 70 năm. Thứ nhất, sự mở rộng nhất quán của NATO và tăng cường quân sự ở biên giới phía Đông đã tạo ra những căng thẳng chính trị không cần thiết với Liên bang Nga. Thứ hai, NATO đã trở thành tổ chức can thiệp quân sự hùng mạnh, đánh dấu kỷ niệm 50 tuổi (năm 1999) bằng cuộc chiến tàn khốc chống Serbia, đây là sự can thiệp lớn đầu tiên "nằm ngoài vùng trách nhiệm". Cuộc chiến của NATO ở Afghanistan và Libya đã khiến các quốc gia này rơi vào hỗn loạn và bạo lực” – ông Ludo de Braban, đại diện của phong trào xã hội Vrede nói với Sputnik.

NATO 70 tuổi: Phải chăng đã đến lúc nghỉ hưu?

Tiếp theo là gì?

Chuyên gia quân sự: NATO nghiên cứu chiến thuật tiến hành "chiến tranh trên biển"

Sau khi Donald Trump được bầu làm chủ nhân Nhà Trắng, NATO bất ngờ phải đối mặt với nhiều vấn đề trong ngôi nhà của mình: Mỹ, nhà tài trợ chính của liên minh, bắt đầu hành động đơn phương đối với toàn bộ các vấn đề quốc tế, cũng như “tính toán” với châu Âu về ngân sách quốc phòng, yêu cầu các nước khác trong Liên minh phải đóng góp một cách công bằng.

"Vấn đề không chỉ là những ưu tiên sai lầm. NATO sử dụng một tầm nhìn về an ninh hoàn toàn lỗi thời và mang tính quân sự hóa. Châu Âu không cần một cuộc chạy đua vũ trang mới, mà cần các biện pháp ngoại giao và xây dựng lòng tin. Thay vì phát triển cỗ máy chiến tranh, cần phải giải quyết các nguyên nhân kinh tế và xã hội. Đáng tiếc là châu Âu đã bỏ lỡ cơ hội biến Chiến tranh Lạnh thành một dự án ngoại giao mới và phát triển hòa bình để vực dậy OSCE. Chúng ta cần một “quy trình Helsinki” mới, giống như trong thập niên 70, có thể ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm” - đại diện phong trào xã hội Vrede de Brabander nói với Sputnik.

Thảo luận