Vì sao Visa và Mastercard không thâm nhập được vào thị trường Trung Quốc?

Visa và Mastercard đã bị chậm chân khi đến với thị trường hệ thống thanh toán của Trung Quốc.
Sputnik

Thậm chí ngay cả trong khuôn khổ hiệp định thương mại Mỹ-Trung sắp tới, Trung Quốc sẽ đơn giản hóa việc tiếp cận hệ thống thanh toán nước ngoài vào thị trường nội địa, nhu cầu đối với các sản phẩm này cũng khó có thể đạt được mức độ lớn, tờ South China viết. Thứ nhất, Trung Quốc có Unionpay - đối thủ cạnh tranh mạnh nhất với các hệ thống thanh toán phương Tây. Ngoài ra, người Trung Quốc đã quen với các công nghệ tài chính tiên tiến hơn.

Trung Quốc hứa sẽ đưa các hệ thống thanh toán nước ngoài vào thị trường ngay khi gia nhập WTO vào năm 2001. Theo các điều khoản về nghĩa vụ của Trung Quốc, đến năm 2006, các hệ thống thanh toán nước ngoài cần phải bắt đầu hoạt động tại Trung Quốc. Khi đó, những người khổng lồ như Visa và Mastercard hứa hẹn sẽ có triển vọng lớn. Người dân Trung Quốc chủ yếu sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Theo Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, năm 2006, chỉ có 17% ​​tổng số giao dịch mua hàng của người tiêu dùng trị giá 1,89 nghìn tỷ nhân dân tệ được thực hiện bằng thẻ. Rõ ràng, thị trường này chính là địa bàn rất đáng để đầu tư phát triển.

Visa cam kết hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế không dùng tiền mặt

Tuy nhiên, trên thực tế, các hệ thống thanh toán nước ngoài không thể thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Năm 2002, hệ thống thanh toán Unionpay được tạo ra tại quốc gia này và bắt đầu chiếm lĩnh thị trường địa phương. Thẻ thanh toán của các hệ thống thanh toán nước ngoài chỉ được phát hành trong quan hệ đối tác với Unionpay. Ngoài ra, theo luật pháp Trung Quốc, tất cả các khoản thanh toán trong nước có mệnh giá bằng Nhân dân tệ sẽ được thực hiện thông qua hệ thống thanh toán của Trung Quốc. Do đó, chỉ trong năm 2016, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã phát triển các quy tắc chính thức, theo đó các hệ thống thanh toán nước ngoài có thể vào thị trường Trung Quốc mà không cần thành lập bất kỳ liên doanh nào.

Vì sao Visa và Mastercard không thâm nhập được vào thị trường Trung Quốc?

Mặc dù trên thực tế không có rào cản chính thức nào ở thị trường Trung Quốc đối với các hệ thống thanh toán nước ngoài, nhưng không ai có thể có được giấy phép và bắt đầu hoạt động. Visa và MasterCard đã nộp đơn xin giấy phép làm việc tại Trung Quốc từ giữa năm 2017. Tuy nhiên, cho đến tận bay giờ, những đơn này chưa được xem xét. Theo các quy tắc có hiệu lực kể từ năm 2017, Ngân hàng Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phải đưa ra quyết định trong vòng 90 ngày kể từ ngày các ứng dụng này được chấp nhận. Tuy nhiên, theo FT, Ngân hàng Trung ương chính thức không chấp nhận, nhưng cũng không từ chối họ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần chỉ ra rằng Trung Quốc rốt cuộc cũng nên mở cửa thị trường cho các hệ thống thanh toán nước ngoài. Có thể mặt hàng này sẽ là một trong những điều kiện cho thỏa thuận thương mại trong tương lai giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, thời điểm xâm nhập vào thị trường Trung Quốc đã bị bỏ lỡ. Unionpay chiếm 90% tất cả các giao dịch thẻ ngân hàng tại Trung Quốc. Và trên phạm vi toàn cầu, hệ thống thanh toán của Trung Quốc chiếm 44% thị trường thẻ ngân hàng trên thế giới về mặt thanh toán. Để so sánh: Visa chỉ chiếm 21%, Mastercard - 16%.

29 000 đòn tấn công của Bắc Kinh giáng vào sự độc lập của Đài Loan

Các hệ thống thanh toán nước ngoài ở Trung Quốc cũng khó thành công, vì Trung Quốc là công ty hàng đầu thế giới về thanh toán di động. Hiện giờ, theo tính toán của KPMG, hơn 80% người dân Trung Quốc thích thanh toán bằng điện thoại di động. Sự độc quyền đã hình thành trên thị trường: Alipay và Wechatpay mỗi bên chiếm một nửa thị phần. Khối lượng giao dịch năm ngoái vượt quá 41,3 nghìn tỷ USD. Tại các thành phố lớn của Trung Quốc như  Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Hàng Châu - thanh toán qua điện thoại di động được chấp nhận ở hầu hết mọi nơi. Hơn 80% siêu thị chấp nhận thanh toán qua Alipay hoặc Wechatpay, nhiều chủ cửa hàng nhỏ gắn thẻ có mã QR ở quầy. Trong khi đó, tại Mỹ chẳng hạn, chỉ có 20% chủ sở hữu điện thoại thông minh sử dụng chúng để thanh toán khi mua sắm. Thị trường Trung Quốc, cũng như thị trường Mỹ, đã phát triển cơ sở hạ tầng của mình. Người tiêu dùng hầu như không muốn thay đổi phương thức thanh toán thông thường và thuận tiện của họ, giám đốc Viện nghiên cứu tài chính Chongyang, Đại học Nhân dân Trung Quốc, ông Jia Jinjing, nói với Sputnik.

Việt Nam liệu có thể cạnh tranh FDI với Trung Quốc?

“Tôi cho bạn một ví dụ: Tencent không phải lo lắng về thị phần cạnh tranh trong thị trường nhắn tin tức thời, bởi vì một khi mọi người đã quen với các sản phẩm hiện tại, sở thích của họ khó thay đổi hơn nhiều. Câu hỏi chính là công ty có tham gia thị trường trước khi các sở thích người dùng bền vững được hình thành hay không. Đó là điều quyết định thị phần của bất kỳ công ty nào. Trước đây, thị trường thẻ thanh toán không phát triển ở Trung Quốc. Nhưng ngay cả bây giờ, thống trị trong tất cả mọi thanh toán không dùng tiền mặt không phải thanh toán bằng thẻ, mà là thanh toán di động. Điều kiện khách quan góp phần phát triển thanh toán di động ở Trung Quốc. Sự phát triển của thương mại điện tử đã góp phần cho các công cụ thanh toán phát triển. Đồng thời, các sản phẩm nước ngoài không chiếm thị phần lớn trên thị trường Trung Quốc. Vấn đề không phải là tiếp cận thị trường. Có nhiều khía cạnh liên quan đến tiếp cận thị trường. Đây là một quá trình dần dần. Thị trường của chúng tôi khá mở. Và sự cân bằng quyền lực tại đó là kết quả của cạnh tranh thị trường.”

Tình huống như vậy trong thị trường thanh toán Trung Quốc thực sự đã được định hình bởi các yếu tố khách quan. Sự phổ biến của thanh toán di động ở Trung Quốc xảy ra vì cơ sở hạ tầng ngân hàng truyền thống không được phát triển đầy đủ ở nước này. Ở Mỹ, mọi người từ lâu đã quen với việc thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Và điều đó rất khó đối với họ, vả lại, việc gì mà phải chuyển sang công nghệ thanh toán di động mới. Nhưng sự yếu kém trong phát triển cơ sở hạ tầng ở Trung Quốc đã giúp nước này bỏ qua thời kỳ dùng thẻ ngân hàng. Rốt cuộc, ban đầu, ở các nền kinh tế kém phát triển, công nghệ mới đã phát triển tốt hơn, vì không có gì để cạnh tranh với chúng và ngăn cản hoạt động nhằm thực hiện chúng.

 

Thảo luận