Ai Cập và các quốc gia khác muốn mua vũ khí Nga, nên biết về những hậu quả có thể xảy ra khi Mỹ thông qua bộ luật "Về việc chống lại các đối thủ của Mỹ bằng các lệnh trừng phạt" (CAATSA), một quan chức chính quyền cấp cao của Mỹ nói với các phóng viên hôm thứ ba.
"Chúng tôi không có nhiều sự linh hoạt theo luật CAATSA. Các quốc gia thực hiện các đơn đặt hàng như vậy nên biết rằng có rất nhiều hạn chế trong việc giảm thiểu (hậu quả của việc áp dụng luật). Đã có những tình huống như vậy với Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ - đồng minh trong NATO. Vì vậy tôi muốn thúc giục các nước muốn duy trì và phát triển mối quan hệ với Mỹ trong lĩnh vực quân sự, nên coi trọng bộ luật này ", ông bình luận về việc Ai Cập có thể mua Su-35 từ Nga.
Trước đó cơ quan Dịch vụ Hợp tác Kỹ thuật - Quân sự Liên bang Nga (FSMTC), đã nói với Sputnik cho biết Nga và Ai Cập trong nửa cuối năm 2018 sẽ không ký kết hợp đồng cung cấp máy bay.
Trong khi đó, thông tin xuất hiện trên tờ báo Kommersant cho hay Nga và Ai Cập đã ký hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu Su-35 cho Cairo. Theo các nguồn tin của tờ báo, thỏa thuận có liên quan đến việc cung cấp hơn “hai chục máy bay” và các thiết bị hàng không đi kèm với giá khoảng 2 tỷ USD, có hiệu lực vào cuối năm 2018 và bản thân việc giao hàng có thể bắt đầu vào năm 2020 - 2021.
Đại tá về hưu Viktor Baranets, trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, lưu ý Hoa Kỳ trên thị trường vũ khí thế giới hành xử "giống như kẻ cướp".
"Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ trên thị trường vũ khí toàn cầu không hành xử như những đối thủ xứng tầm, mà giống như những tên xã hội đen. Họ đã đe dọa trực tiếp đối với các quốc gia mua vũ khí Nga. Đáp trả (của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip) từ Erdogan, bất chấp mọi mối đe dọa trực tiếp của Washington vì đã mua S-400 (hệ thống phòng không Nga), không từ chối việc mua bán, xứng đáng được tôn trọng - đó thực sự là một nhà lãnh đạo suy nghĩ trước hết về lợi ích quốc gia của mình, chứ không phải đến Hoa Kỳ. Bây giớ những lời đe dọa tương tự lại được gủi tới Ai Cập", - Viktor Baranets nói.
Ông tin rằng trong tình huống này, Ai Cập sẽ chủ yếu nghĩ về lợi ích quốc gia của mình.
"Trong những năm gần đây, mối quan hệ quân sự - kỹ thuật giữa Ai Cập và Nga đã được cải thiện rất nhiều. Họ sẵn sàng mua sắm những vũ khí tốt nhất của Nga, tham gia các cuộc tập trận chung, có một danh mục đơn đặt hàng rất lớn về vũ khí Nga - Ai Cập, giống như Thổ Nhĩ Kỳ, suy nghĩ trước hết về lợi ích đất nước mình. Một số quốc gia trước đây từng nằm dưới ngón tay của Hoa Kỳ và đường hướng kỹ thuật quân sự hướng về Washington, hiện đang áp dụng một chính sách độc lập hơn. Tôi nghĩ rằng Ai Cập sẽ không cho phép mình phá vỡ hàng chục hợp đồng cung cấp vũ khí mới đã ký với Nga. Tôi cho rằng một giai đoạn mới đang đến khi, bất chấp các mối đe dọa nghiêm túc kiểu xã hội đen của Hoa Kỳ, các nước đang cố gắng không tự nguyện tuân theo định hướng về kỹ thuật quân sự và cạnh tranh không lành mạnh từ Hoa Kỳ", Viktor Baranets kết luận.