Biển Đông

Sự thật giàn khoan Trung Quốc đã "vào khu vực thềm lục địa của Việt Nam" trên Biển Đông?

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin ngụy tạo nói giàn khoan Dongfang 13-2 CEPB (Đông Phương 13-2 CEPB) của Trung Quốc "được đưa đến vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam" trên Biển Đông, báo Thanh Niên phản ánh.
Sputnik

Một số thông tin thậm chí khẳng định giàn khoan này "vào thềm lục địa Việt Nam" và dẫn nguồn Reuters, dù trên thực tế hãng thông tấn này không hề đề cập.

Việt Nam lên tiếng về việc Trung Quốc "bắt tay" Philippines khai thác dầu khí ở Biển Đông

Trong khi đó, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam, Trung Quốc ngày 3.4 thông báo giàn khoan trên sẽ được triển khai tại giếng Đông Phương 13-2 trên Biển Đông từ ngày 6-10.4. Vị trí này nằm bên phía Trung Quốc theo đường phân định Vịnh Bắc Bộ được quy định trong Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ mà hai nước ký kết vào năm 2000.

Hiệp định xác định đường biên giới lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực ngoài cửa sông Bắc Luân, phân định rõ ràng phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và phạm vi thềm lục địa của hai nước ở Vịnh Bắc Bộ.

Sự thật giàn khoan Trung Quốc đã "vào khu vực thềm lục địa của Việt Nam" trên Biển Đông?

Dongfang 13-2 CEPB là giàn khoan lớn thứ 2 phục vụ khai thác dầu khí xa bờ của Trung Quốc do tập đoàn COOEC Châu Hải đóng, theo Tân Hoa xã.

Giàn khoan này nặng 17.247 tấn, tương đương trọng lượng của 10.000 chiếc xe hơi và bao phủ diện tích một sân bóng đá.

Thảo luận