Tước bằng vĩnh viễn tài xế vi phạm đặc biệt nguy hiểm?

Theo báo Đất Việt cho hay, Luật hiện hành không quy định tước GPLX vĩnh viễn, đơn vị soạn thảo đề xuất tước bằng lái vĩnh viễn đối với tài xế vi phạm đặc biệt nguy hiểm.
Sputnik

Ngày 10/4, Hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được tổ chức tại Hà Nội.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể bị Cục CSGT 'phản pháo' vụ mất bằng lái xe phải thi lại

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thời hạn tước Giấy phép lái xe (GPLX) chứng chỉ hành nghề, thời hạn đình chỉ hoạt động từ 1-24 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.

Người có thẩm quyền xử phạt, giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Tuy nhiên, Ban soạn thảo sửa đổi Nghị định 46 cho rằng, trên thực tế một số hành vi vi phạm quy tắc giao thông như vi phạm về nồng độ cồn, điều khiển xe mà trong cơ thể có chất ma túy, vi phạm quy định về giao thông trên đường cao tốc... có tính chất, mức độ vô cùng nguy hiểm, khả năng gây tai nạn giao thông (TNGT) với hậu quả rất nghiêm trọng. Việc quy định hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng GPLX từ 4-6 tháng hoặc 22-24 tháng là chưa đủ sức răn đe.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Mất bằng lái xe phải thi lại là chuyện "rất buồn cười"

Ban soạn thảo Nghị định 46 đề xuất:

“Tăng thời hạn tước quyền sử dụng GPLX, có thể tước quyền sử dụng GPLX vĩnh viễn đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có mức độ, tính chất đặc biệt nguy hiểm, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước.”.

Theo ông Trần Hữu Minh, Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, nếu chỉ sửa đổi Nghị định 46 mà không sửa đổi các Luật, Nghị định khác liên quan thì hiệu quả của Nghị định này sẽ không cao.

“Hơn nữa, giữa các cơ quan chức năng Nhà nước hiện chưa xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính, chưa có cơ chế chia sẻ và cung cấp thông tin các đối tượng vi phạm hành chính nên rất khó xác định đối với những trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm để xe xét tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm do đó tính răn đe không cao đồng thời cần tập trung các giải pháp khác như tuyên truyền, giải pháp đánh nặng vào ‘túi tiền’ người vi phạm,” ông Minh cho hay.

'Xem xét thu bằng lái vĩnh viễn tài xế gây tai nạn'

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, hiện nay, số lượng hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành rất ít, thậm chí nhiều trường hợp thanh tra viên không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà do Chánh Thanh tra Sở, thủ trưởng cơ quan quản lý đường bộ thực hiện.

Do đó, ông Huyện kiến nghị cần bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ cho Đội trưởng Đội nghiệp vụ Thanh tra Sở Giao thông Vận tải, cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực hay các đơn vị thuộc Cục Đường sắt. 

Thảo luận