Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm về báo cáo này, bà Lê Thị Thu Hằng nói rằng việc áp dụng án tử hình thuộc về chủ quyền quốc gia và tư pháp hình sự, hiện vẫn là một thực tiễn pháp luật ở nhiều quốc gia trên thế giới. Việc dừng hay bỏ án tử hình cũng được quy định tại các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.
Bà Hằng khẳng định, ở Việt Nam, việc tuyên phạt và thi hành án tử hình chỉ áp dụng đối với một số tội danh đặc biệt nghiêm trọng, phù hợp với với công ước về các quyền dân sự, chính trị. Việc xét xử những người vi phạm pháp luật theo các tội danh có khung hình phạt lên đến án tử hình được tiến hành theo trình tự chặt chẽ, và pháp luật hình sự của Việt Nam bảo đảm quyền của bị cáo, tôn trọng nguyên tắc suy đoán vô tội, bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng.
Trong quá trình cải cách pháp luật, Việt Nam đã nhiều lần giảm số tội danh bị khép vào khung hình phạt tử hình. Gần đây nhất, Bộ luật hình sự 2012 – 2015 và có hiệu lực vào năm 2018 tiếp tục bỏ án tử hình với 8 tội danh và quy định người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người từ 75 tuổi trở lên nếu phạm tội sẽ không bị tử hình, bà Hằng cho biết.