Khi các ngân hàng trung ương bất lực: Kinh tế toàn cầu trì trệ đồng bộ

Nền kinh tế toàn cầu đang trước ngưỡng trì trệ đồng bộ, - các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Phân tích của Viện Brookings và tờ Financial Times đã đi đến kết luận này. Trong báo cáo của họ lưu ý rằng ở các thị trường đang phát triển cũng như phát triển đều không có điểm tăng trưởng.
Sputnik

Suy giảm thấy trước

Các chuyên gia đã phân tích bức tranh kinh tế của thế giới, kể cả dựa trên cơ sở đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới - cả hai tổ chức đều đưa ra những dự báo ảm đạm về viễn cảnh tăng trưởng của những nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Trong tháng này, lần thứ tư trong 9 tháng qua IMF hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống còn 3,3%. Theo tính toán của các nhà phân tích thuộc Quỹ này, GDP của các nước phát triển sau khi tăng 2,2% trong năm 2018 sẽ chỉ thêm 1,8% vào năm 2019 và 1,7% vào năm 2020. Nền kinh tế của các nước đang phát triển, trong đó có Nga, có thể tăng 4,4% trong năm nay và 4,8% trong năm tới (chỉ số năm ngoái là 4,5%).

IMF ước tính thiệt hại của cuộc chiến thương mại Trump đối với nền kinh tế toàn cầu

Một năm trước, nền kinh tế đã tăng tốc ở hầu hết các khu vực của thế giới, nhưng bây giờ có rất nhiều biến đổi, - IMF tuyên bố.

"Đà leo thang xung đột thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, việc siết chặt tín dụng ở Trung Quốc, căng thẳng kinh tế vĩ mô ở Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ, các vấn đề trong ngành ô tô ở Đức và thắt chặt điều kiện tài chính cùng với việc bình thường hóa chính sách tiền tệ ở các nước lớn hơn với nền kinh tế phát triển đã làm suy yếu đáng kể mức tăng trưởng toàn cầu, đặc biệt là vào nửa cuối năm 2018”, - trưởng chuyên viên kinh tế của IMF Gita Kopinat viết trên blog cá nhân.

Như các chuyên gia của IMF dự đoán, suy yếu sẽ tiếp diễn cả trong nửa đầu năm nay - điều này động chạm đến 70% nền kinh tế thế giới.

Financial Times gọi Trump là "nhân vật của năm"

Những dự đoán ảm đạm

Chỉ số kinh tế của các nước phát triển và đang phát triển đang xấu đi kể từ hồi mùa thu, cho thấy sự trì trệ toàn cầu, - các tác giả báo cáo của Financial Times và Viện  Brookings khái quát. Bối cảnh địa chính trị và chiến tranh thương mại cũng như mức nợ công cao đều gây tác động tiêu cực.

Cụ thể, tại Hoa Kỳ, các chỉ số cơ bản như chỗ làm việc và doanh số bán lẻ đang đi xuống. Song hành quy giảm cả chỉ số hoạt tính  kinh doanh và sức tiêu dùng.

Tình hình với trái phiếu Chính phủ cũng đáng ngại: vào cuối tháng 3, lợi tức của chứng khoán ba tháng đã vượt quá tỷ lệ mười năm (2,455% mỗi năm so với 2,442%), mặc dù trong tình huống thông thường, lợi tức tỷ lệ thuận với thời hạn vay.

Các nhà phân tích nhắc đến sự đảo chiều của đường cong đồ thị lợi suất trước tất cả các cuộc khủng hoảng tài chính lớn  của những thập kỷ gần đây.

Chuyên gia kinh tế giải thích cách ông Trump dẫn thế giới đến cuộc khủng hoảng toàn cầu

Ở Trung Quốc và châu Âu cũng đang nóng lên những vấn đề kinh tế nghiêm trọng, - các tác giả cảnh báo. Nền kinh tế châu Âu chững lại do trì trệ của Đức, vốn được coi là “động lực của khu vực đồng euro”. Anh đang quay cuồng bởi những rủi ro gắn với Brexit. Bước rời khỏi EU không kiểm soát được của Vương quốc này có thể gây tổn hại cho nền kinh tế của toàn châu lục.

Hàng loạt chỉ số kinh tế vĩ mô bộc lộ sự suy giảm ở Trung Quốc: doanh số bán lẻ thấp, đầu tư cơ bản vào vốn cố định và nhịp độ sản lượng công nghiệp.

“Việc tiếp diễn phân phối các khoản vay không hợp lý làm tăng rủi ro của hệ thống tài chính và cũng đe dọa đặt năng suất và tăng trưởng dài hạn của ngành công nghiệp trước nguy cơ, đặc biệt là trong điều kiện tình hình nhân khẩu học bất lợi”, - các tác giả nghiên cứu cho biết.  Đồng thời, mức nợ công cao trói tay ngân hàng trung ương của các nước phát triển trong khả năng sử dụng biện pháp ưu đãi.

Tính đến lãi suất thấp, bất kỳ  động thái phi truyền thống trong lĩnh vực chính sách tiền tệ đều mang lại rủi ro đáng kể, - báo cáo nhận xét.

Các nhà phân tích nêu các rủi ro chính trong năm 2019 đối với nền kinh tế toàn cầu

“Tính chất trì trệ chỉ ra điềm báo đáng ngại đối với những kinh tế này”, - Giáo sư Ishvar Prasad từ  Viện Brookings khái quát.

Theo đánh giá của các tác giả báo cáo, nền kinh tế của Brazil, Mexico và Nga trong năm nay sẽ tăng trưởng 2%.  Nhưng, ngoài thực tế là các quốc gia này, giống như tất cả các thị trường mới nổi đều phần nào chịu áp lực từ  sự giảm tốc ở Trung Quốc, mỗi nước lại có những chỗ yếu đáng kể của riêng họ, cụ thể là đối mặt với thực trạng thế giới giảm nhu cầu tiêu thụ hàng nguyên liệu.

IMF giả thiết rằng GDP của Nga sẽ tăng 1,6% trong năm nay, và 1,7%  trong năm tới. Tuy tăng vậy nhưng thực ra cả hai chỉ số này đều thấp hơn đáng kể so với năm ngoái (2,3%).

Nhìn chung, Viện Brookings xác định ba yếu tố chính đe dọa nền kinh tế toàn cầu: mất xung lực tăng trưởng ở các nước phát triển, suy giảm hoạt tính  tiêu dùng và chỉ số môi trường kinh doanh, cũng như những rủi ro địa chính trị, bao gồm chiến tranh thương mại và gia tăng chủ nghĩa dân túy.

Những mối đe dọa này phản ánh trong chỉ báo TIGER, có tính đến chỉ số về hoạt tính kinh tế, hoạt động trên thị trường tài chính, sự tin cậy của người tiêu dùng và doanh nghiệp (tính theo Financial Times và Viện Brookings). Các chỉ báo  này được so sánh với mức trung bình có ý nghĩa lịch sử đối với nền kinh tế toàn cầu và từng nước riêng biệt. Hóa ra tất cả các thông số đã giảm đáng kể và hiện đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2016, là yếu kém nhất đối với nền kinh tế toàn cầu kể từ thời điểm khủng hoảng tài chính.

Thảo luận