Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân: "Dân nhất trí bổ sung quy định kỷ luật cán bộ nghỉ hưu"

Thanh Tra dẫn lời Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho hay, qua tổng hợp ý kiến các bộ, ngành, địa phương và các tầng lớp nhân dân đều nhất trí với việc bổ sung quy định về xử lý kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác.
Sputnik

Sáng ngày 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Kỷ luật cán bộ về hưu: Không phải cứ “quan to” mới vi phạm lớn

3 mức kỷ luật cán bộ nghỉ hưu

Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho hay, bên cạnh ý kiến tán thành, một số ý kiến đề nghị cân nhắc về tính pháp lý vì đối tượng này không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật; hệ quả pháp lý của việc xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm thì những văn bản, quyết định của những người này ký còn hiệu lực hay không...

Về vấn đề này, Dự thảo Luật đã bổ sung vào Điều 84 quy định, cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật: Khiển trách; cảnh cáo; xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân: "Dân nhất trí bổ sung quy định kỷ luật cán bộ nghỉ hưu"

“Quy định như vậy là phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật, đúng với tính chất của đối tượng cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu là “đối tượng khác” so với cán bộ, công chức. Do đây là hình thức xử lý kỷ luật mới, đối tượng áp dụng tương đối rộng nên thực tế có thể phát sinh một số vấn đề pháp lý khác nhau đối với các đối tượng khác nhau. Vì vậy, những nội dung này Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép quy định chi tiết ở nghị định”, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói.

Tại sao lại chỉ kỷ luật cán bộ về hưu từ thứ trưởng trở lên? "Thế là không công bằng"

Tán thành bổ sung quy định này, theo cơ quan thẩm tra - Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, điều này là thể chế hóa yêu cầu trong nghị quyết Trung ương “xây dựng quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; xử lý nghiêm những người có sai phạm, kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu”, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.

Tuy nhiên, để thể hiện rõ hơn vấn đề này trong Dự thảo Luật, Ủy ban Pháp luật đề nghị tách nội dung này thành điều riêng quy định theo hướng: Cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình trong thời gian công tác; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật và quy định về một số hình thức xử lý kỷ luật cụ thể trong Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

“Tương ứng với từng đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm cần quy định hình thức kỷ luật phù hợp bảo đảm hệ quả pháp lý gắn trực tiếp với quyền lợi cụ thể mà cán bộ, công chức, viên chức đó được hưởng trong thời gian công tác hoặc nghỉ hưu. Đồng thời, cần quy định nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật để bảo đảm tính khả thi và thống nhất trong quá trình thực hiện”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết.

Chính phủ quy định khung chính sách “hút” người tài

Cán bộ về hưu sai phạm vẫn bị xử lý, không cho 'hạ cánh an toàn'

Một điểm đáng chú ý nữa, Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung quy định chính sách đối với người có tài năng. Theo đó, giao Chính phủ quy định khung cơ chế, chính sách thu hút và chế độ đãi ngộ đối với người có tài năng. Trên cơ sở quy định khung của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương quy định cụ thể phù hợp với ngành, lĩnh vực, địa phương mình.

Ủy ban Pháp luật nhận định, luật hiện hành đã có quy định về chính sách đối với người có tài năng và thực tiễn thời gian qua một số nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về vấn đề này đã phát huy những hiệu quả nhất định.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân: "Dân nhất trí bổ sung quy định kỷ luật cán bộ nghỉ hưu"

Bên cạnh đó, lĩnh vực, ngành nghề cần thu hút người có tài năng rất rộng, mỗi lĩnh vực có những đặc thù riêng nên việc quy định cụ thể hết các nội dung trong Luật là không khả thi.

Nhiều cán bộ Thanh tra Chính phủ đi công tác nước ngoài… rồi về hưu

Do đó, Ủy ban Pháp luật tán thành đề nghị giao Chính phủ quy định chi tiết về khung cơ chế, chính sách đối với người có tài năng.

“Để thể chế hóa đầy đủ yêu cầu của nghị quyết Trung ương đề nghị sửa thành Chính phủ quy định chi tiết khung cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng và chế độ đãi ngộ người có tài năng”, ông Định nêu.

Cũng theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, có ý kiến đề nghị bổ sung khái niệm “người có tài năng” trong Luật để thống nhất cách hiểu; đồng thời bổ sung quy định để điều chỉnh các trường hợp sau khi thu hút nhưng người này không thể hiện được tài năng trong công việc được giao.

Thảo luận