Tham gia cuộc họp có 40 cựu quan chức Bộ Ngoại giao, đại diện cơ quan tình báo và Lầu Năm Góc, cũng như các quan chức cấp cao từ đại sứ quán Mỹ ở Colombia và Brazil, và các đặc phái viên của Juan Guaido. Trang tin Gray Zone viết rằng, rõ ràng, cuộc họp được tổ chức trong bối cảnh "tất cả các lựa chọn khác để thay đổi chính phủ ở Venezuela đã thất bại". Sputnik đã thảo luận vấn đề này với ông Francisco Dominguez tham gia tích cực Chiến dịch Đoàn kết Venezuela (Venezuela Solidarity Campaign).
Sputnik: Cuộc họp bí mật này có phải là dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ đã cạn kiệt các lựa chọn khác và đang xem xét phương án can thiệp quân sự?
Francisco Dominguez: Vâng, tôi cũng nghĩ vậy. Tôi nghĩ rằng, các cấu trúc mạnh mẽ và có ảnh hưởng thuộc các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ, bao gồm các lực lượng vũ trang, Quốc hội, Thượng viện, Chính phủ, đang xem xét kế hoạch này một cách nghiêm túc. Lý do là họ đã thử đủ mọi cách, kể cả vụ tấn công vào hệ thống điện của Venezuela, và hóa ra họ đang thất bại. Ngày hôm qua, Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng, họ lại bắt đầu mua dầu của Venezuela vì họ hết nguồn cung cấp. Các biện pháp như tẩy chay và phong tỏa đều hoạt động chống lại Hoa Kỳ. Còn Venezuela đang tổ chức lại để bán dầu trên các thị trường khác. Vì vậy, có vẻ như những nhân vật có ảnh hưởng ở Hoa Kỳ đang xem xét rất nghiêm túc vấn đề này.
Sputnik: Max Blumenthal đã nói rằng, một số nhân vật trong số đó trước đây đã đóng vai trò tích cực trong việc gây bất ổn ở Venezuela. Ông có đồng ý với điều đó không?
Francisco Dominguez: Vâng, và điều này không có gì đáng ngạc nhiên nếu bạn nhìn vào danh sách này. Trong đó có Columbia, Viện Cộng hòa Quốc tế, Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID), những công dân Venezuela rõ ràng là cánh hữu hiện tuyên bố họ đang ở Đại sứ quán Venezuela. Do đó, điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, tôi rất ngạc nhiên thấy rằng, tất cả các trun g tâm phân tích này trên lời nói ủng hộ dân chủ, nhân quyền, v.v., ví dụ như Michael Shifter, chủ tịch nhóm Đối thoại liên Mỹ, đều tham gia chiến dịch này. Điều này rất đáng chú ý. Và tôi thực sự tò mò: liệu quan điểm của họ về những ưu và nhược điểm của sự can thiệp quân sự đã được thảo luận, hay là họ ngay từ đầu đã sẵn sàng tham gia vào việc tạo ra một ủy ban để thực hiện cuộc tấn công như vậy không? Nếu như vậy thì các tổ chức đó đang mất uy tín.
Sputnik: Điều gì khiến Mỹ quyết tâm can thiệp lật đổ chính quyền ở Venezuela?
Francisco Dominguez: Theo tôi, họ đã nghĩ rằng, sau sự ra đi của ông Chavez, họ sẽ có những điều kiện tuyệt vời để đạt được mục tiêu này: thay đổi chính phủ Venezuela, như họ đã từng cố gắng thực hiện vào năm 1999. Họ ngay lập tức phát động cuộc chiến kinh tế và kể từ đó họ đã thử mọi cách. Nhưng họ đã bị thất bại. Và bây giờ họ cố gắng sử dụng một lựa chọn mới - người tự xưng là Tổng thống lâm thời, nhưng phương án này cũng không mang lại kết quả. Mặc dù ban đầu nhiều nước công nhận Guaido, nhưng bây giờ họ đang rút lời nói của mình. Vì vậy, sau khi những nỗ lực sử dụng quân đội để cung cấp viện trợ nhân đạo qua biên giới bị thất bại thảm hại, sau vụ tấn công mạng vào hệ thống điện của Venezuela, họ đã hiểu rằng, nếu không thực hiện điều gì đó rất kịch tính, họ sẽ không thể đạt được điều họ muốn, cụ thể là lật đổ chính phủ Venezuela. Về mặt này, thời gian đứng về phía Nicolas Maduro.