"Đổi 100 đô phạt 90 triệu, ép hôn trong thang máy phạt 200 nghìn"

Ông Nguyễn Sỹ Cương chỉ rõ sự bất cập khi người dân đi đổi 100 USD tại cơ sở không được cấp phép thì bị thu cả 100 USD và phạt thêm 90 triệu. Thế nhưng, khi ép hôn trong thang máy như vụ việc Đỗ Mạnh Hùng ép hôn nữ sinh trong thang máy tại Hà Nội thì chỉ bị phạt 200.000 đồng, báo Lao Động dẫn lời cho biết.
Sputnik

Việc xử lý vừa chậm vừa thiếu thuyết phục 

Sáng 19.4, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức phiên họp đánh giá việc thực hiện các kiến nghị của Uỷ ban về nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em và giải pháp trong thời gian tới.

Vụ ông Nguyễn Hữu Linh sàm sỡ bé gái trong thang máy: Đề nghị Bộ Công an giải trình

Ông Nguyễn Sỹ Cương - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội thẳng thắn bày tỏ băn khoăn khi những vụ việc liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em hầu hết do dư luận chứ không phải cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện được.

Bên cạnh đó, công tác phối hợp với các cơ quan trong công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em còn yếu.

“Tôi sợ nhất nghe câu cả hệ thống chính trị vào cuộc nhưng gần như là chẳng ai vào cuộc hay làm một cách hô hào, hời hợt nhưng sức phối hợp thì rất yếu. Việc xử lý vừa chậm vừa  chưa thuyết phục”.

Liên hệ vụ việc trực tiếp, ông Cương chỉ rõ sự bất cập khi người dân đi đổi 100 USD tại cơ sở không được cấp phép thì bị thu cả 100 USD và phạt thêm 90 triệu. Thế nhưng, khi ép hôn trong thang máy như vụ việc Đỗ Mạnh Hùng ép hôn nữ sinh trong thang máy tại Hà Nội thì chỉ bị phạt 200.000 đồng.

Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã nâng mức xử phạt lên rất cao nhưng trong thực tế văn bản hướng dẫn quy định cụ thể các mức xử phạt lại chưa đạt yêu cầu, ông Cương cho hay.

Lời khai của bé gái bị xâm hại trong thang máy ở TP HCM

Hãy đặt mình vào vị trí của bố mẹ

Cho ý kiến tại phiên thảo luận, ông Nguyễn Đình Quyền – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội hoan nghênh có phiên giải trình này.

Ông Quyền nêu quan điểm cho rằng hiện nay, chúng ta đang ít đề cập tới vấn đề trách nhiệm của các cơ quan, bộ, ngành về trách nhiệm quản lý nhà nước của mình, đặc biệt là Bộ Tư pháp liên quan tới công tác quản lý nhà nước liên quan tới tuyên truyền, giáo dục.

“Tôi cũng đề nghị chỉ rõ trách nhiệm của từng bộ ngành, không nói trách nhiệm chung chung. Hoạt động tố tụng phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, mà nhiệm vụ nói gần đây là bảo vệ phụ nữ, trẻ em. Các vụ việc không nghiêm minh phải xem xét rất nghiêm khắc” – ông Quyền nêu quan điểm.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội liên quan tới tội phạm này thì phòng là chính. Ông cũng chỉ ra về việc hạn chế phần lớn do áp dụng pháp luật chưa phù hợp.

"Cán bộ nâng điểm cho con không thiếu gì, chỉ thiếu đạo đức, liêm sỉ"

“Mỗi một người tiến hành tố tụng hãy đặt mình vào vị trí bố mẹ của đối tượng bị xâm hại đó thì chúng ta nghĩ gì. Rõ ràng dư luận bức xúc là bức xúc về việc thực hiện không nghiêm minh sự nghiêm minh của pháp luật. Còn việc tiến hành tố tụng, thu thập chứng cứ đó là nghiệp vụ của anh chứ không thể nói vì chứng cứ chưa đủ thì chúng tôi phạt 200 nghìn. Tôi cho rằng đó là sự vô cảm trước nỗi đau của người dân. Tôi thấy xử lý theo nghị định đó chả ăn nhập với hành vi của anh này nhưng cứ vô cảm thế thôi. Sao vô cảm thế được, nếu không chịu được sức ép trách nhiệm công vụ thì nghỉ cho người khác làm” – ông Nguyễn Đình Quyền nhấn mạnh.

Về việc này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, đúng là có một số việc áp dụng theo nghị định thì rất khiên cưỡng nhưng đi tìm quy định khác thì lại không có. Việc này hiện nay cũng đang được Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rà soát, bổ sung. 

Thảo luận