Nhà phân tích chính trị: Trong tình huống vũ khí hạt nhân, có hai kịch bản có thể xảy ra

Theo các phương tiện truyền thông, Nga đã đề xuất Hoa Kỳ loại trừ khả năng chiến tranh hạt nhân. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, nhà phân tích chính trị Vladimir Kireev cho biết trong những trường hợp nào thì thỏa thuận như vậy có thể được ký kết.
Sputnik

Nga đề nghị Hoa Kỳ ký kết thỏa thuận về ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, nhưng không nhận được bất kỳ phản hồi nào, tờ "Kommersant" trích dẫn nguồn riêng cho biết.

Nga đề nghị Hoa Kỳ loại trừ khả năng chiến tranh hạt nhân

Theo báo này, Moskva đã chuyển dự thảo tài liệu cho Washington từ tháng 10 năm 2018. Tuyên bố lưu ý rằng không thể có người chiến thắng trong cuộc chiến tranh hạt nhân, do đó "cuộc chiến như vậy không bao giờ nên được khởi động".

Phía Nga đề xuất tất cả các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc cố ý và vô tình sử dụng vũ khí hạt nhân. Moskva đã chờ đợi phản hồi trong sáu tháng qua.

Người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ tại Nga nói với "Kommersant" rằng Washington "vẫn cam kết kiểm soát vũ khí một cách hiệu quả".

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, nhà phân tích chính trị Vladimir Kireev đã bình luận về tình huống này.

Cựu quan chức Lầu Năm Góc tuyên bố rằng chưa làm đủ mọi việc để Nga "khiếp đảm”

“Nếu như Nga thể hiện sự tỉnh táo trong các quyết định của mình, thì Hoa Kỳ đang ở trong tình trạng thay đổi hệ thống chính trị, và trách nhiệm bảo vệ lợi ích của họ đã bị ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề hạt nhân. Chất lượng của giới tinh hoa chính trị đã giảm, họ không có tầm nhìn chiến lược về tình hình. Trên thực tế, chính trị gia thực sự có tầm nhìn xa duy nhất ở nước Mỹ hiện nay là Donald Trump, nhưng ông ta đang bị cô lập. Tất cả các lực lượng chính trị khác đều rơi vào thế đối đầu trong hệ thống của họ, nghĩa là họ không thấy gì xa hơn cuộc đấu tranh chiến thuật tranh giành các chức vụ trong Thượng viện và Hạ viện, không cho phép họ đánh giá tình hình thế giới, nhìn thấy tương lai của đất nước” – ông Vladimir Kireev nói.

Theo ông, tất cả điều này có thể dẫn đến hậu quả tai hại.

Hoa Kỳ không cung cấp bằng chứng về việc Matxcơva vi phạm hiệp ước INF

Các chính trị gia Mỹ không thể chịu trách nhiệm đánh giá các mối đe dọa mà vũ khí hạt nhân gây ra, không thể nói những điều không phổ biến về việc cần thiết phải hạn chế sử dụng vũ khí hạt nhân, để đàm phán với Nga và Trung Quốc về việc ngăn chặn sử dụng chúng. Bây giờ chỉ còn hai tình huống: hoặc là xảy ra điều gì đó không thể khắc phục và Hoa Kỳ sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân, hoặc sẽ có một sự chuyển đổi chính trị và giới tinh hoa chính trị mới sẽ lên nắm quyền, Hoa Kỳ sẽ một lần nữa kiểm soát tình hình của chính họ, chịu trách nhiệm về chính sách của họ” – ông Vladimir Kireev kết luận.

Đầu tháng 2, Hoa Kỳ tuyên bố Nga vi phạm Hiệp ước về tên lửa tầm trung và tầm ngắn (tài liệu không cho phép các bên có tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất có tầm bắn từ 500 đến 5500 km) và tuyên bố bắt đầu thủ tục rút khỏi thỏa thuận.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Moskva sẽ đáp trả tương ứng và cũng đình chỉ việc tham gia hiệp ước. Ông cũng lưu ý rằng tất cả các đề xuất giải trừ vũ khí hạt nhân của Nga "vẫn còn trên bàn, cánh cửa đang mở", và Moskva sẽ không bị lôi kéo vào cuộc chạy đua vũ trang tốn kém.

Thảo luận