Khởi động dự án xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa

Theo TPO - Hôm nay (20/4), Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam đã khởi động dự án xử lý dioxin tại Sân bay Biên Hòa - điểm nóng ô nhiễm dioxin lớn nhất còn lại tại Việt Nam.
Sputnik

Dự án sẽ xử lý ô nhiễm ở những khu vực có nguy cơ cao trong khoảng thời gian dự kiến là 10 năm với các phương pháp xử lý và cô lập tương tự như được sử dụng tại Sân bay Đà Nẵng.

Việt Nam phải cần 10 năm để xử lý chất độc dioxin ở sân bay Biên Hòa

Các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Patrick Leahy, Lisa Murkowski,Debbie Stabenow, Sheldon Whitehouse, Tom Udall, Rob Portman, Tammy Baldwin, Mazie Hirono, và Tim Kaine, cùng Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, và Giám đốc USAID Việt Nam Michael Greene đã tham dự lễ khởi động dự án nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của những nỗ lực chung giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong việc làm sâu sắc hơn Quan hệ Đối tác Toàn diện thông qua khắc phục di sản chiến tranh.

Năm 2016, USAID đã hợp tác với Chính phủ Việt Nam hoàn thành đánh giá ô nhiễm dioxin tại Sân bay Biên Hòa - nơi lưu chứa và chiết nạp dioxin chính trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. 

Theo kết quả đánh giá, khối lượng đất và trầm tích nhiễm dioxin cần xử lý là 500.000 m³, gấp gần bốn lần so với khối lượng đã xử lý tại Sân bay Đà Nẵng. Tiếp sau hoạt động đánh giá, USAID đã ký các thỏa thuận với Bộ Quốc phòng Việt Nam vào đầu năm 2018 cho giai đoạn đầu kéo dài 5 năm với kinh phí cam kết là 183 triệu đô la cho dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại khu vực Sân bay Biên Hòa.

Đoàn trợ lý Nghị sỹ Hoa Kỳ thăm khu xử lý dioxin tại Đà Nẵng

Là một trong những trụ cột quan trọng trong Quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ, hai nước tiếp tục hợp tác thực hiện sứ mệnh nhân đạo là kiểm kê quân nhân mất tích trong chiến tranh và khắc phục các vấn đề di sản chiến tranh, trong đó có loại bỏ vật liệu chưa nổ, hỗ trợ người khuyết tật và xử lý ô nhiễm dioxin - bao gồm việc hoàn thành dự án xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại Sân bay Đà Nẵng vào tháng 11/2018, một dự án kéo dài 6 năm với trị giá 110 triệu USD.Cũng trong ngày hôm nay, USAID và Văn phòng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (gọi tắt là Văn phòng 701) đã ký bản ghi nhận ý định với mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống cho người khuyết tật ở 7 tỉnh mục tiêu tại Việt Nam là Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Bình Định, Đồng Nai, Bình Phước và Tây Ninh. 

Trong 5 năm tới, USAID và Văn phòng 701 sẽ phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, các tổ chức địa phương và ủy ban nhân dân các tỉnh nói trên cung cấp các dịch vụ chăm sóc trực tiếp, tăng cường năng lực cho hệ thống dịch vụ phục hồi chức năng và phát triển các dịch vụ xã hội ở cấp cộng đồng.

Chuyên gia Nga: "Nguy cơ dioxin ở Đà Nẵng vẫn tồn tại"

Tại lễ ký, Giám đốc USAID Việt Nam Michael Greene cho biết:

“Thông qua mối quan hệ đối tác mới này với Văn phòng 701, chúng tôi tin rằng USAID và Văn phòng 701 sẽ hợp tác để tiếp cận nhiều hơn nữa người dân cần được hỗ trợ, thành công trong việc tạo ra một mô hình chăm sóc toàn diện và thực sự đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho người khuyết tật tại Việt Nam.”

Trong 30 năm qua, hỗ trợ của USAID đã đem lại lợi ích cho hàng triệu người khuyết tật bất kể nguyên nhân tại Việt Nam. Mặc dù hoạt động hợp tác ban đầu là tập trung vào các dịch vụ trực tiếp như cung cấp dụng cụ hỗ trợ như chân tay giả và xe lăn, qua nhiều năm, quan hệ đối tác đã phát triển thành hợp tác với Việt Nam nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất và tổ chức hiện đại cần thiết để hỗ trợ người khuyết tật một cách hiệu quả trong tương lai.

Hiện nay, USAID vẫn đang tiếp tục các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật thông qua 8 dự án với mục tiêu mở rộng các dịch vụ xã hội và phục hồi chức năng và cải thiện chính sách nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người khuyết tật.

USAID cũng hỗ trợ việc phát triển các tổ chức của người khuyết tật địa phương và những nỗ lực vận động chính sách của các tổ chức này.

Thảo luận