Mới đây Thư ký Báo chí của Tổng thống Nga cũng cho biết rằng, quá trình chuẩn bị cho cuộc gặp của lãnh đạo hai nước "đã bước vào giai đoạn cuối cùng". Sau đây là bài của Sputnik về chuyến thăm Nga đầu tiên của Chủ tịch Kim Jong-un và những kết quả có thể đạt được tại cuộc đàm phán của ông với Tổng thống Vladimir Putin.
Cuộc gặp sẽ diễn ra khi nào?
Đã từ lâu truyền thông Hàn Quốc đã tiết lộ thông tin rằng, Vladimir Putin sẽ đến Viễn Đông vào ngày 24 tháng 4 để tham gia một sự kiện trong chương trình nghị sự nội bộ, nhưng, cùng ngày ông có thể có cuộc gặp với Kim Jong-un. Sau đó các nguồn ẩn danh bắt đầu kiểm tra thông tin này trong các cấu trúc khác nhau. Như dự kiến, nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên sẽ đến Vladivostok vào ngày 24 tháng 4 và sẽ ở đó trong 2 ngày, và sẽ có một hoặc hai cuộc gặp với Tổng thống Nga.
“Trước hết, chuyến thăm sắp tới của Kim Jong-un tới Nga là một tin tốt. Đáng lẽ, chuyến thăm này phải diễn ra sớm hơn nhiều. Thực tế là sau khi ông lên nắm quyền, giữa Nga và CHDCND Triều Tiên chưa có cuộc gặp cấp cao nhất. Năm ngoái, chủ đề về chuyến thăm Nga của Kim Jong Un đã được nêu ra, nhưng, không có thông tin cụ thể về ngày tháng và địa điểm tổ chức cuộc gặp”, - ông Park Byong Hwan, cựu bộ trưởng trong Đại sứ quán Hàn Quốc tại Liên bang Nga, nói với Sputnik.
“Nói cụ thể, lời mời chính thức tới thăm Nga và tổ chức một cuộc gặp song phương đã được gửi đến Triều Tiên vào tháng 5 năm ngoái, khi Bộ trưởng Ngoại giao Nga Lavrov ở thăm Bình Nhưỡng. Do đó, chuyến thăm đã muộn”, - Giáo Park Won Gon từ Đại học Toàn cầu Handong nhận xét.
Theo ông, yếu tố quan trọng nhất tác động đến quyết định của Kim Jong-un đến thăm Nga là thực tế rằng, hội nghị thượng đỉnh BắcTriều Tiên-Mỹ lần thứ hai bị thất bại.
“Sau khi Tổng thống Mỹ Bush lên nắm quyền năm 2002 và tuyên bố Iran và Bắc Triều Tiên là trục ác quỷ, nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng đã gặp gỡ với Tổng thống Nga”, - ông Park Won Gon nhắc nhở.
Kim Jong-un sẽ đi thăm những địa điểm nào
Kim Jong-un chỉ mất vài giờ để đến Vladivostok. Tuy nhiên, chưa chắc là nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ đến đó ngay lập tức. Cách đây 15 năm, trong chuyến đi 5 ngày đến Viễn Đông, cha của ông - Kim Jong-il - trước hết đã đến thăm thành phố Komsomolsk-on-Amur nằm cách 900 km về phía Bắc, rồi đến Khabarovsk, và sau đó về Vladivostok, nơi ông đã ở lại hai ngày và có cuộc gặp với Vladimir Putin.
Tuy nhiên, hiện nay nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên khó có thể thực hiện những chuyến thăm dài ngày như vậy, - cựu Bộ trưởng Pak nhận xét. Xét theo mọi việc, bây giờ Kim Jong-un không có ý định thực hiện chuyến thăm dài ngày ở Viễn Đông, và ông sẽ không đến Matxcơva để tham gia Lễ kỷ niệm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (mà ông được mời ngay từ năm 2015).
“Theo ý kiến của tôi, Kim Jong-un sẽ chỉ đến thăm Vladivostok. Chuyến thăm Matxcơva để tham gia lễ kỷ niệm ngày 9 tháng 5 là một chủ đề hoàn toàn khác. Ít khả năng ông đến thăm các thành phố khác ở Viễn Đông, vì giờ đây Kim Jong-un không thể cảm thấy bình tĩnh do tình hình nội bộ Triều Tiên sau khi hội nghị Trump-Kim “không ký gì” ở Hà Nội”, - cựu nhà ngoại giao Hàn Quốc nói.
Kim Jong-un sẽ đến thăm những nơi nào
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chuyến thăm của nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên sẽ chỉ giới hạn bởi một cuộc gặp với Tổng thống Nga. Các chuyến thăm Trung Quốc và Việt Nam của Chủ tịch Kim Jong-un cho thấy rằng, ông làm những việc mà ông nội Kim Il Sung và người cha Kim Jong-il đã từng làm - tham quan các thắng cảnh khác nhau nằm gần địa điểm tổ chức cuộc đàm phán. Tại thủ đô Primorye, người cha của ông đã làm quen với hoạt động của Cảng biển thương mại Vladivostok, trung tâm mua sắm Ignat và xưởng làm bánh mì Vladkhleb. Tuy nhiên, tại các thành phố khác, Kim Jong-il cũng đã đến thăm các cơ sở sản xuất máy bay và xưởng đóng tàu, trại trẻ em, nhà máy hóa chất và dược phẩm, nhà máy cáp, nhà thờ Chính thống giáo và các đơn vị quân đội.
Do đó, khá khó để dự đoán chính xác nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên sẽ đến thăm những nơi nào.
Nói về địa điểm Chủ tịch Kim Jong-un -Tổng thống Putin gặp thượng đỉnh thì rất có thể đây là Đại học Liên bang Viễn Đông (FEFU), nơi Diễn đàn kinh tế phương Đông được tổ chức thành công trong 4 năm liền với sự tham gia của các nguyên thủ nước ngoài, mà Chủ tịch Kim Jong-un cũng đã được mời nhiều lần.
Chính trị và mối quan hệ song phương
Mặc dù gần đây hai bên đã trao đổi bức điện mừng nhân dịp ông Kim Jong- un tái đắc cử vị trí Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, trong đó các nhà lãnh đạo của Liên bang Nga và CHDCND Triều Tiên bày tỏ sự sẵn sàng phát triển hợp tác chặt chẽ để bảo đảm hòa bình và an ninh trên Bán đảo Triều Tiên và trên toàn thế giới, nhưng, không nên chờ đợi bước đột phá theo hướng này.
Trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội sau hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã không đưa ra những tuyên bố quá gay gắt, trên thực tế, ông cho Trump đến cuối năm để trở nên linh động hơn, để cố gắng giải quyết vấn đề hạt nhân thông qua đàm phán song phương. Kim Jong-un tuyên bố sẵn sàng cho cuộc gặp mới với Tổng thống Mỹ. Trong tình huống này, không thể nói về bất kỳ vai trò hòa giải hay hỗ trợ nào của Nga. Hơn nữa, điều này thậm chí không được hoan nghênh: trong bài phát biểu đó, Kim Jong-un phê phán Hàn Quốc quá ráo riết thôi thúc Bình Nhưỡng và Washington bắt đầu đàm phán để đạt được một số thỏa thuận. Do đó, mặc dù hai bên hứa hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phi hạt nhân hóa và xây dựng một hệ thống an ninh khu vực mới, chắc là những tuyên bố hư vậy sẽ vang lên tại cuộc đàm phán của Putin-Kim, nhưng, vẫn chưa đến lúc để đưa ra những sáng kiến đa phương, mà trong đó Nga có thể đóng một vai trò quan trọng.
Hơn nữa, mặc dù có thái độ thân thiện với Nga, Triều Tiên không hài lòng với sự hỗ trợ không đủ từ phía Matxcơva. CHDCND Triều Tiên vẫn coi mình là một tiền đồn ngăn chặn ảnh hưởng quân sự của Mỹ trong khu vực, bảo vệ cả các lợi ích của Nga. Họ muốn nhận được trợ giúp nhiều hơn về sự bảo vệ như vậy, trước hết về mặt kinh tế chứ không phải chính trị.
“Tất nhiên, đối với Kim Jong-un, điều quan trọng là mở rộng mạng lưới liên lạc ở cấp cao nhất và bằng cách này gây áp lực lên Trump. Nhưng, rất có thể, ông cũng sẽ cố gắng nhận được hỗ trợ kinh tế từ phía Nga. Đặc biệt là các công dân Bắc Triều Tiên đang làm việc tại Nga và là một nguồn nhận ngoại tệ quan trọng sẽ trở về quê hương trước cuối năm nay theo quyết định của Hội đồng Bảo an”, - ông Park Byong Hwan, cựu Bộ trưởng Đại sứ quán Hàn Quốc, người trước đây đã đứng đầu Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc ở Irkutsk, nói.
Nga ủng hộ việc dỡ bỏ một phần các lệnh cấm vận đối với Triều Tiên trước hết trong các lĩnh vực dân sự của nền kinh tế. Nhưng, mọi thứ vẫn phụ thuộc vào lập trường của Washington. Và Hoa Kỳ cho rằng, cần phải duy trì tất cả các biện pháp trừng phạt cho đến khi phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.
Thương mại và đầu tư
Tăng cường thương mại song phương có thể củng cố sự hợp tác kinh tế trong ngắn hạn. Vào cuối năm 2017, Nga đã là đối tác thương mại thứ hai của Triều Tiên. Tuy nhiên, Nga chỉ chiếm 1,4%, trong khi 94,8% thương mại của CHDCND Triều Tiên là với Trung Quốc. Ngoài ra, một phần đáng kể trong kim ngạch thương mại thuộc về than quá cảnh đi qua cảng Rajin của Bắc Triều Tiên đến các tỉnh phía Nam của Trung Quốc. Vào năm ngoái, Nga đã ngừng cung cấp than do lệnh trừng phạt, và thương mại Nga-Triều Tiên đã giảm hơn hai lần, xuống còn 34,1 triệu USD, con số thật vô lý theo tiêu chuẩn thế giới. Để so sánh: năm ngoái, kim ngạch thương mại của Nga với Hàn Quốc đã đạt được 24,8 tỷ USD.
Trong khi đó, hàng hóa của Nga đang có nhu cầu khá lớn ở CHDCND Triều Tiên. Ngoài hình ảnh tích cực còn sót lại từ thời Liên Xô, hàng chục ngàn người Bắc Triều Tiên đã từng làm việc ở Nga trong nhiều năm, họ yêu thích những món năn đặc sản của Nga và đánh giá cao những sản phẩm của ngành dược phẩm. Đến lượt mình, Triều Tiên trong mấy năm liền cố gắng tạo ra Trung tâm thương mại của mình trên lãnh thổ Primorye và đang đàm phán về khả năng thanh toán song phương bằng đồng nội tệ, nghĩa là bằng đồng rúp. 5 năm trước, hai nước đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng - tăng khối lượng thương mại song phương lên 1 tỷ USD vào năm 2020, nhưng, do các lệnh trừng phạt mục tiêu này không thể thực hiện được.
Theo kết quả chuyến thăm Nga của Kim Jong-un vào năm 2011, hai bên đã giải quyết một vấn đề quan trọng – Nga đã xóa 90% khoản nợ 11 tỷ USD của CHDCND Triều Tiên từ thời Liên Xô, vấn đề đó đã làm phức tạp khả năng tăng cường hợp tác kinh tế. Đến lượt mình, Triều Tiên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Nga, đơn giản hóa việc cấp thị thực nhập cảnh nhiều lần.
“Để tăng cường đầu tư vào CHDCND Triều Tiên phải có những khoản đầu tư và sự tham gia của các công ty tư nhân, trong khi đó các công ty và doanh nhân Nga hầu như không quan tâm đến điều này. Đầu tư của Trung Quốc không gắn liền với mức độ quan hệ chính trị và ngoại giao, và các doanh nhân Trung Quốc không biết sợ khi đầu tư mạnh vào Bắc Triều Tiên. Về phần mình Nga chỉ quan tâm đến việc đầu tư vào Triều Tiên trong khuôn khổ chương trình của Chính phủ với sự hỗ trợ thích hợp, ví dụ như trong trường hợp với RasonConTrans (một liên doanh Nga-Bắc Triều Tiên thực hiện dự án xây dựng tuyến đường sắt Hasan-Rajin - ed.)”, - chuyên gia Hàn Quốc lưu ý.
Các dự án ba bên
Giống như phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là một nhiệm vụ được Kim Il Sung đặt ra, việc kết nối các hệ thống đường sắt, xây dựng đường ống dẫn khí và đường dây điện cũng là nhiệm vụ do cha đẻ của nhà lãnh đạo Triều Tiên đặt ra. Tuy nhiên, cho đến nay triển vọng thực hiện các dự án này vẫn còn khá mơ hồ .
Bất chấp "sự thất bại" của hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội, Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên cho đến nay vẫn không từ bỏ ý định giải quyết vấn đề hạt nhân thông qua đàm phán và nói về khả năng tổ chức một hội nghị thượng đỉnh mới. Do đó, vẫn còn nhiều triển vọng, và cuộc gặp Putin-Kim cũng cho phép hy vọng rằng, mọi thứ cuối cùng sẽ được thực hiện, - ông Park nói.
“Trên thực tế, tôi tin tưởng rằng, nếu Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên đạt được thành công tại cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa và trong việc nới lỏng một phần các lệnh trừng phạt, thì ngay sau đó sẽ bắt đầu cuộc thảo luận về các dự án hợp tác kinh tế ba bên giữa Nga và hai miền Triều Tiên. Ít nhất là trong nhiệm kỳ Tổng thống Moon Jae-in. Và các dự án hợp tác kinh tế ở Viễn Đông có sử dụng lao động giá rẻ và cao cấp từ Triều Tiên sẽ phát triển đáng kể. Bằng cách kết hợp nguồn nhân lực Bắc Triều Tiên, đất đai và hỗ trợ hành chính của Nga, cũng như vốn đầu tư và công nghệ của Hàn Quốc, chúng tôi có thể tạo ra một tổ hợp công nghiệp Kaeshan thứ hai và các doanh nghiệp nông nghiệp khổng lồ”.