Dù có Brexit hay không, Việt Nam đều được lợi

Sự kiện quan trọng nhất của chính trị châu Âu - Brexit - đã hoãn lại cho đến mùa thu. Liên minh châu Âu đã dành cho nước Anh đang bế tắc được lùi thời hạn rút ra khỏi EU cho đến ngày 31 tháng 10, và "Brexit cứng" đã không diễn ra. Trong sáu tháng này Anh có thể xem lại kế hoạch của mình về Brexit hoặc thậm chí có thể hủy bỏ bước đi đó.
Sputnik

Thủ tướng Anh Theresa May dù sao vẫn hy vọng thuyết phục được Hạ viện phê chuẩn thỏa thuận dự thảo hiện có với EU và theo đó, đưa đất nước này sớm rời bỏ Liên minh châu Âu.

Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã công bố một nghiên cứu về những tác động đối với nền kinh tế thế giới từ việc Anh rời khỏi EU không có thỏa thuận “ly dị” thích hợp.

“Brexit không chỉ là công việc của khu vực. Sau khi Anh bỏ lại đằng sau 27 đối tác của London trong Liên minh châu Âu, điều đó sẽ thay đổi khả năng của các nước không thuộc EU xuất khẩu sang thị trường Anh”, - bà Pamela Kok-Hamilton, Giám đốc thương mại và hàng hóa quốc tế của UNCTAD nhận xét.

Nghiên cứu cho thấy rằng Brexit không có thỏa thuận kế thừa với các đối tác cũ sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của những nước xuất khẩu cơ bản như Trung Quốc hoặc Hoa Kỳ. Trong số các nước có thể được lợi, các tác giả bản báo cáo của UNCTAD cũng nhắc tới Việt Nam. 

Anh muốn tăng cường hợp tác hàng không với Việt Nam sau Brexit

“Anh là một trong bốn đối tác lớn nhất của Việt Nam trong Liên minh Châu Âu ở lĩnh vực thương mại và đầu tư. Bây giờ, khi Việt Nam đã ký kết hiệp định về thương mại tự do và bảo vệ đầu tư với EU, trong đó dự trù cấp xung lực cho đầu tư và dỡ bỏ thuế với hầu như 100% hàng hóa, thì trong trường hợp Brexit, EU sẽ gạt Anh khỏi mọi khoản lợi ích ưu đãi dính líu đến thỏa thuận. Và Anh sẽ phải ký thỏa thuận riêng với Việt Nam. Trong mọi trường hợp, Việt Nam đều có lợi, dù diễn ra Brexit hay không”, - GS-TSKH Vladimir Mazyrin đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN tại Viện Viễn Đông (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) nhận xét.   

Hiệp định về khu vực thương mại tự do của Việt Nam với EU (EVFTA) được Ủy ban châu Âu thông qua và đang chờ Nghị viện châu Âu phê chuẩn. Nhưng ngay bây giờ, EU đang là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam sau Trung Quốc, và là thị trường lớn thứ hai của đất nước này sau Hoa Kỳ. Năm 2018, tổng kim ngạch thương mại song phương vượt quá 55 tỷ USD và Việt Nam đứng thứ hai trong ASEAN sau Singapore về giao thương với EU.

Vương quốc Anh hiểu rõ rằng không thể để mất Việt Nam và London dự định ký kết hiệp định thương mại tự do riêng với Hà Nội, tương tự như EVFTA, - theo  tư liệu của tác giả Vũ Thụy Trang từ Viện Nghiên cứu châu Âu (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam).

Quan hệ thương mại đầu tư giữa Vương quốc Anh - Việt Nam có sự tăng trưởng đáng kể trong thời gian qua. Sau mốc thời gian trưng cầu dân ý về Brexit, quan hệ thương mại giữa VQ Anh với Việt Nam vẫn có xu hướng tăng trưởng tích cực.

Dù có Brexit hay không, Việt Nam đều được lợi

Trong 2 tháng đầu năm 2019, trao đổi thương mại giữa hai nước đạt 950,8 triệu USD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Anh 816,7 triệu USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2018. Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này 134,1%, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Gần 47% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh là điện thoại, máy tính, các linh kiện và thiết bị điện tử khác. Xuất khẩu của nhóm sản phẩm này chủ yếu thuộc khối doanh nghiệp FDI đang đặt cứ điểm sản xuất ở Việt Nam, bởi thế, dòng kim ngạch này mang tính điều phối thị trường toàn cầu và không chịu tác động lẻ tẻ tầm quốc gia. Các mặt hàng xuất khẩu lớn tiếp theo của Việt Nam đó là hàng dệt may, giày dép và các sản phẩm gỗ nói chung, tuy nhiên cũng chiếm thị phần nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu chung của toàn ngành vào EU.

Nhập khẩu từ Anh chỉ chiếm khoảng 4% tổng nhập khẩu vào Việt Nam. Hầu hết các mặt hàng có thể được thay thế tương đối dễ dàng nếu bất cứ điều gì xảy ra đối với các nguồn cung cấp.

Dù hai nước không có FTA nhưng phía Anh đã phối hợp với Bộ Công Thương Việt Nam để đảm bảo rằng, khi tiến trình Brexit hoàn tất thì giữa 2 nước cũng sẽ có một hiệp định thương mại chất lượng cao tương tự như EVFTA, đảm bảo rằng DN hai bên không bị thiệt thòi trong việc mở rộng hợp tác đầu tư kinh doanh" - Đại sứ Gareth Ward cho hay.

Việt Nam có thể thực sự hưởng lợi từ tình hình này và đạt được vị thế tốt với chính phủ tương lai của Anh, nếu là nước đầu tiên hoàn tất FTA với Anh sau Brexit. Quan hệ thương mại ổn định hiện đều mang lại lợi ích cho cả hai nước.

Về đầu tư

Dù có Brexit hay không, Việt Nam đều được lợi

Brexit xảy ra, tăng trưởng kinh tế Anh giảm sẽ kéo theo tiết kiệm và đầu tư giảm, ít nhiều ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư của Anh vào Việt Nam. Việc rào cản thương mại tăng giữa Anh và EU cũng có thể sẽ khiến trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai bên giảm sút, gây ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế của cả Anh và EU, do vậy, tác động tiêu cực tới đầu tư của cả Anh và EU vào Việt Nam. Mức độ tác động tuy không lớn, trong năm 2017 suy giảm 7,7%, năm 2018 đã tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước tính theo tổng vốn FDI đăng ký. Tuy nhiên, đây cũng là mức giảm đáng lưu ý trong bối cảnh tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam duy trì đà tăng 8,69% năm 2017 và 6,72% năm 2018.

Anh hiện là nhà đầu tư lớn thứ 2 của EU tại Việt Nam và rất nhiều DN Anh thể hiện mong muốn đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam. Vốn đầu tư của Anh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực bất động sản và công nghệ chế biến.

Gần đây, một đoàn DN Anh có quy mô lớn nhất từ trước đến nay đã tới Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh. Điều này cho thấy, đúng như phát biểu của Phó Đại sứ VQ Anh tại Việt Nam, ông Steph Lysaght: “Dù Brexit có xảy ra cũng không có tác động đến chính sách lâu dài mà Vương quốc Anh dành cho Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư, kinh doanh với Việt Nam. Việt Nam là thị trường tiềm năng, quan trọng đối với các DN Anh”. 

Hậu Brexit, Việt Nam sẽ là một điểm sáng đối với các doanh nghiệp Anh

Tuy nhiên, các cú sốc chưa tính đến nguy cơ khủng hoảng ngân hàng và khủng hoảng tài chính có thể xảy ra nếu khu vực ngân hàng của châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề sau sự kiện Brexit. Nếu khủng hoảng tài chính xảy ra, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chịu ảnh hưởng lớn, khu vực châu Âu sẽ chìm sâu vào suy thoái và do vậy tác động không nhỏ tới thương mại và dòng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Tỷ giá tiền tệ:

Cùng với sự kiện Brexit kéo theo đồng Bảng Anh và Euro mất giá. Việc đồng bảng Anh mất giá cũng sẽ khiến cho đồng JPY tăng giá, tác động tiêu cực tới nợ nước ngoài của Việt Nam do một lượng lớn nợ nước ngoài của Việt Nam là đồng JPY12. Hai tác động này có tác động triệt tiêu lẫn nhau khiến cho tác động chung của sự kiện Brexit tới nợ nước ngoài của Việt Nam không quá lớn. Tác động tổng hợp của Brexit tới nợ nước ngoài của Việt Nam năm 2018 giảm khoảng 0,8 điểm phần trăm so với kịch bản cơ sở. Những năm sau đó, tổng nợ nước ngoài có xu hướng giảm mạnh hơn. Tuy nhiên, các DN vay bằng đồng Yên Nhật như DN thuộc ngành điện và xi măng cũng sẽ phải ghi nhận khoản lỗ chênh lệch tỷ giá lớn.

Nếu đồng Bảng Anh vẫn tiếp tục giảm giá, cùng với đó là sự đi xuống của đồng Euro có thể phá vỡ các mối quan hệ cung ứng hàng hóa, dòng tiền với các nước EU, từ đó tác động gián tiếp đến các DN có quan hệ kinh tế xuất khẩu, tức cung ứng hàng hóa vào Anh. Khi đó, đồng VND sẽ lên giá so với đồng Bảng Anh, Euro... khiến hàng hoá Việt trở nên khó cạnh tranh hơn trên đất Anh, châu Âu do đắt đỏ hơn.

Tác động tới quan hệ Việt Nam – EU

Trong năm 2017, trao đổi thương mại Việt Nam – EU vẫn duy trì mức tăng so với năm 2016. Nhiều năm qua, Việt Nam luôn ở vị thế xuất siêu vào thị trường EU.

Dù có Brexit hay không, Việt Nam đều được lợi

Tuy nhiên, trong trung hạn, xuất khẩu của Việt Nam sang EU dự báo sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực do thị trường EU bị thu hẹp và tăng trưởng kinh tế tại các nước EU còn lại suy giảm. Đầu tư từ EU sang Việt Nam dự báo cũng yếu đi do tiềm lực tài chính của các nước EU suy yếu khi Anh rời khỏi khối. Việt Nam cũng khó có thể trở thành địa điểm đầu tư thay thế khi các nhà đầu tư EU chuyển hướng đầu tư ra khỏi Anh, do sự khác biệt lớn giữa kinh tế Việt Nam với nền kinh tế Anh. Những tác động tiêu cực này sẽ làm giảm bớt những tác động tích cực mà EVFTA dự báo sẽ mang lại cho mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với EU.

Tuy nhiên, Việt Nam là nước duy nhất tại ASEAN đã hoàn tất thành công thỏa thuận FTA với EU, khiến nhà đầu tư châu Âu chuyển hướng sang Việt Nam vì người tiêu dùng EU muốn hàng nhập khẩu giá rẻ.

Thảo luận