"Cạm bẫy vàng": Nga và Trung Quốc ngăn chặn quyền bá chủ đô la như thế nào?

Giới phân tích Mỹ hiểu rõ tại sao Nga và Trung Quốc mua nhiều vàng hơn. Mục tiêu của Moskva và Bắc Kinh là thay đổi luật chơi trong nền kinh tế toàn cầu, bằng cách ngăn chặn quyền bá chủ của đồng đô la.
Sputnik

Sự tích lũy vàng sẽ dẫn đến thực tế là giá của nó sẽ tăng vọt, và tiền giấy sẽ biến thành "phỉnh poker". Nga và Trung Quốc đang chuẩn bị cài bẫy cho phương Tây như thế nào- trong tài liệu của Sputnik.

Cần vàng nhiều hơn nữa

Theo tính toán của Hội đồng vàng thế giới (WGC), khối lượng kim loại quý này trên bản quyết toán của các ngân hàng trung ương đã tăng 651 tấn trong năm qua - con số cao nhất kể từ năm 1971, kể từ khi Hoa Kỳ từ bỏ tiêu chuẩn vàng. Gần một nửa số vàng này đã được Ngân hàng Nga mua.

Dự trữ vàng: Nga đang tiếp cận "kỷ lục Stalin" và ngày càng giảm lệ thuộc vào đồng đô la

Hiện giờ Ngân hàng Trung ương có 2112 tấn vàng - với số tiền khoảng 87 tỷ USD, một khối lượng kỷ lục trong toàn bộ lịch sử của nước Nga hiện đại. Trong mười năm qua, tỷ lệ vàng trong dự trữ của đất nước đã tăng từ 3,5 đến 18,6%, trong khi đầu tư vào trái phiếu Mỹ và đồng đô la giảm xuống mức tối thiểu. Kết quả là, Nga đứng thứ năm trên thế giới trong số những quốc gia nắm giữ trữ lượng vàng.

Người mua kim loại quý đứng thứ hai sau Liên bang Nga là Trung Quốc, có trữ lượng 1.853 tấn với giá 76 tỷ USD. Vào cuối năm ngoái, Bắc Kinh sau hơn hai năm gián đoạn  đã tăng mạnh việc mua vàng , điều này dẫn đến sự gia tăng giá vàng lên mức tối đa trong nửa năm là 1.300 USD/1 ounce.

"Cạm bẫy vàng": Nga và Trung Quốc ngăn chặn quyền bá chủ đô la như thế nào?

Ấn Độ cũng tìm cách lọt vào "Câu lạc bộ vàng". Năm ngoái, Ngân hàng Dự trữ của nước này đã tăng trữ lượng vàng lên gần 42 tấn, đưa nó lên mức cao kỷ lục 600,4 tấn.

Tính không ổn định về địa chính trị và kinh tế ngày càng tồi tệ khiến các ngân hàng trung ương quyết định đa dạng hóa dự trữ và tập trung đầu tư vào tài sản an toàn và thanh khoản, WGC xác nhận.

Chính phủ VN vẫn muốn huy động vàng, đô-la: Nhiệm vụ bất khả thi?

Kể từ đầu năm nay, giá vàng đã được điều chỉnh, nhưng, như nhà phân tích tài chính Bill Halter cho biết trong  cuộc phỏng vấn với FXStreet, điều này không có gì đáng ngạc nhiên: bây giờ là giữa thời kỳ điều chỉnh. "Đối với Nga và Trung Quốc, đây là một ưu điểm rõ ràng, bởi vì họ nhận được nhiều ounce vàng hơn từ đô la", Halter nói.

Theo đánh giá của Bloomberg, chính sách đa dạng hóa dự trữ, được thực hiện bởi các nền kinh tế hàng đầu thế giới, sẽ ủng hộ nhu cầu vàng thỏi toàn cầu và - kết quả là - giá cả.

"Cạm bẫy vàng": Nga và Trung Quốc ngăn chặn quyền bá chủ đô la như thế nào?

Một phần của kế hoạch lớn

Trong khi tích lũy vàng, nhà nước, tất nhiên, tìm cách bảo đảm chống lại các rủi ro khác - chủ yếu là địa chính trị và các biện pháp trừng phạt.

Không giống như các loại tiền tệ, cổ phiếu hoặc trái phiếu khác, vàng là một tài sản không liên quan trách nhiệm đối với bên thứ ba. Do đó, ví dụ, Hoa Kỳ không thể áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với vàng thuộc về Nga, như Ronald-Peter Shteferle, nhà phân tích tại công ty đầu tư Incrementum của Đức lưu ý.

Marketwatch giải thích lý do tại sao Nga và Trung Quốc đang mua vàng

“Vàng là loại ngoại tệ mạnh nhất trên thế giới, chỉ chịu lạm phát tự nhiên tối thiểu và là bảo hiểm tốt chống lại biến động của đồng đô la. Đây là một nguồn tài nguyên có tính thanh khoản cao và trữ lượng vàng lớn củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào đồng rúp ", tờ Neue Zürcher Zeitung trích dẫn lời Shteferle.

Vàng ngày càng trở nên quan trọng như một khoản bảo hiểm chống lại sự vỡ nợ của Hoa Kỳ. Như Bill Halter lưu ý, Trung Quốc và Nga nhận thức rõ rằng Hoa Kỳ sẽ rất khó giải quyết  nghĩa vụ nợ của mình và cuối cùng việc mua trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ là vô ích.

“Họ làm thế nào để tự bảo vệ mình? Họ đang mua vàng. Vàng và bạc là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bất kỳ loại tiền giấy nào”,- chuyên gia giải thích.

"Cạm bẫy vàng": Nga và Trung Quốc ngăn chặn quyền bá chủ đô la như thế nào?

Một chuyên gia khác, nhà phân tích thị trường và nhà giao dịch chuyên nghiệp Gregory Mannarino hoàn toàn đồng ý với Halter.

Liệu có thể không cần tới đô la Mỹ được không?

“Môi trường mà chúng ta tồn tại không giống với bất kỳ điều gì khác trước đây trong lịch sử thế giới,- ông khẳng định. Nó không liên quan gì đến thị trường tự do, nền kinh tế thị trường. Việc phát hành chứng khoán nợ chính phủ liên tục – đó là tấtt cả những gì đang giữ cho nền kinh tế không bị sụp đổ. Không có sự phục hồi, không có sự bùng nổ kinh tế. Sự bùng nổ nợ là tất cả những gì chúng ta có. Và không chỉ ở đây, tại Hoa Kỳ. Đó là một hiện tượng toàn cầu".

Bùng nổ tăng giá

Giới phân tích tin tưởng rằng trong tình hình hiện nay, việc mua kim loại quý là chiến lược tốt nhất cho cả ngân hàng trung ương và cả đối với những nhà đầu tư tư nhân. “ Ngay khi bong bóng lớn nhất trong lịch sử đang bị thổi phồng trên thị trường nợ của chính phủ Mỹ, vàng và bạc vẫn bị đánh giá thấp,- ông Maninoino khẳng định. Do đó, bây giờ chúng ta cần đặt cược chống lại nợ chính phủ và mua “tài sản rắn” như vàng và bạc. Vàng vật chất ngày nay là tài sản bị định giá thấp nhất trên thế giới. Không một chính trị gia nào và không một người đứng đầu Hệ thống Dự trữ Liên bang có thể thay đổi điều đó. Và không gì có thể ngăn chặn sự tăng trưởng bùng nổ của giá vàng, mà chúng ta sẽ thấy trong tương lai."

"Cạm bẫy vàng": Nga và Trung Quốc ngăn chặn quyền bá chủ đô la như thế nào?

Các ngân hàng đầu tư lớn nhất  cũng đồng ý với dự báo này. Theo dự báo của Goldman Sachs, hoạt động liên tục của máy in tiền, ngày càng đe dọa sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu, sẽ đẩy nhanh giá của tài sản thực, trước hết là giá vàng.

Những đối tác nào của Nga dễ thỏa thuận hơn không cần đồng đô la?

Tăng giá cũng sẽ góp phần vào sự suy giảm trong tương lai của việc sản xuất kim loại quý này. Theo tính toán của Newmont Goldcorp, một trong những công ty khai thác vàng lớn nhất thế giới, đến năm 2022, sản lượng sẽ giảm xuống mức hồi đầu thế kỷ. Theo đánh giá của cơ quan khảo sát địa chất Hoa Kỳ, trong khi duy trì tốc độ sản xuất ở mức hiện tại, trữ lượng vàng trong lòng trái đất sẽ cạn kiệt vào năm 2034.

Bill Halter tin rằng: trước ngưỡng cửa thị trường nợ Mỹ sụp đổ , Nga và Trung Quốc đang nỗ lực để có được càng nhiều vàng càng tốt.

“Kế hoạch trường kỳ của Moskva và Bắc Kinh là làm cạn kiệt trữ lượng vàng của phương Tây. Sau khi xuất hiện những vấn đề với việc cung cấp kim loại này, Nga và Trung Quốc sẽ có thể phá hủy quyền bá chủ của Kho bạc Mỹ và của đồng đô la với tư cách ngoại tệ dự trữ và thiết lập trật tự của họ trong nền kinh tế toàn cầu”,- Halter kết luận.

Thảo luận