Theo bài báo, Hoa Kỳ hiện nay rất không hài lòng với việc Nga hỗ trợ Tổng thống hợp pháp Venezuela Maduro, mà theo tác giả, ông ta không thể duy trì quyền lực nếu thiếu sự ủng hộ đó. Washington đang cố gắng để giữ cho toàn bộ miền Tây bán cầu dưới ảnh hưởng, kể từ khi công bố học thuyết Monroe, và Moskva bằng những hành động của mình bị cáo buộc thách thức trực tiếp học thuyết này.
Tác giả bài báo nhắc lại việc Hoa Kỳ can thiệp với quy mô lớn hơn nhiều vào các khu vực phạm vi ảnh hưởng của Nga. Đặc biệt, ông trích dẫn việc các nước vùng Baltic trở thành thành viên NATO, và việc đề xuất tư cách “hội viên” cho Ukraina, Gruzia. Ngoài ra, ông lưu ý đến sự gia tăng số lượng các cuộc tập trận ở Đông Âu và biển Đen, cũng như việc mở rộng lực lượng quân sự Mỹ xung quanh Nga.
Ông cho rằng việc Nga hỗ trợ cho Maduro chính là sự đáp trả chính sách mở rộng NATO và hoạt động của Mỹ ở châu Âu. Vì thế, ông đề xuất một kịch bản, mà sẽ cho phép đạt được thỏa thuận giữa hai nước.
Đặc biệt tác giả tin tưởng hai nước cần phải phân chia ảnh hưởng. Hoa Kỳ, theo các nhà khoa học chính trị, cần chứng tỏ sẽ không tìm cách thu nhận Ukraina, Gruzia vào NATO, chấm dứt mọi mối quan hệ quân sự với Kiev và Tbilisi. Ngoài ra, họ phải dừng việc triển khai quân đội ở Đông Âu và biển Đen.
"Washington cần phải chứng tỏ việc tôn trọn phạm vi ảnh hưởng của Nga trong khu vực", Carpenther viết.
Về phần mình, Moskva, theo ông, nên ngừng hỗ trợ Venezuela và Cuba, cũng như chấm dứt các liên lạc với chính phủ cánh tả Nicaragoa, nghĩa là chấm dứt sự hiện diện ở Tây bán cầu.
Trong phần kết luận, tác giả nhấn mạnh để thực hiện kế hoạch này, các chính trị gia Mỹ nên bổ sung thêm "thực tế", vì khái niệm "phạm vi ảnh hưởng" luôn đóng một vai trò quan trọng trong mối quan hệ quốc tế, nhưng các chính phủ Mỹ khác nhau liên tục vi phạm nguyên tắc này, tăng mức độ của sự căng thẳng trên khắp thế giới.