Điều tra vụ PVN mất trắng nghìn tỷ tại dự án xơ sợi Đình Vũ

Theo báo Tiền Phong, cơ quan điều tra Công an TP Hải Phòng vừa có văn bản đề nghị PVN phối hợp điều tra, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyeste Đình Vũ và Công ty Cổ phần hoá dầu và xơ sợi dầu khí (PVTEX).
Sputnik

Nguồn tin cho hay, mới đây Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hải Phòng đã có văn bản đề nghị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)  phối hợp điều tra, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến dự án xơ sợi Đình Vũ và PVTEX.

Liên minh ma quỷ nhận hối lộ tinh vi trong vụ án xơ sợi Đình Vũ như thế nào?

Được biết,  nội dung chính mà cơ quan điều tra đề nghị PVN cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc PVN mua lại hơn 34,2 triệu cổ phần của Tập đoàn dệt may VN (Vinatex) và Tổng công ty CP Phong Phú tại PVTEX, như: Cơ sở pháp lý, tổ chức, cá nhân nào cho phép PVN mua lại cổ phần của hai công ty nêu trên với giá 10.000 đồng/cổ phần; trình tự thủ tục chuyển nhượng cổ phần được tiến hành ra sao; tập thể, cá nhân nào thuộc PVN phụ trách việc lập phương án chuyển nhượng?...

Trước đó, Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận thanh tra việc đầu tư xây dựng Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Polyeste Đình Vũ, trong đó nêu rõ những dấu hiệu bất thường trong việc góp vốn và chuyển nhượng vốn tại PVTEX.

Cụ thể, năm 2007, PVN ký thỏa thuận hợp tác với Vinatex thực hiện dự án xơ sợi Đình Vũ có địa chỉ tại khu kinh tế Đình Vũ, Hải Phòng với tổng mức đầu tư ban đầu dự kiến 324,8 triệu USD (tương đương 5.400 tỷ đồng). Pháp nhân được hai bên lập ra để quản lý dự án là PVTEX, đồng thời làm chủ đầu tư.

Theo đó, tỷ lệ góp vốn của PVN là 39%, Vinatex góp 14%; Tổng công ty Phong Phú góp 5%;…

Ứng cử viên Tổng giám đốc PVN và dấu hỏi về đại dự án thua lỗ ngàn tỉ

Đến năm 2009, theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông PVTEX phê duyệt tăng tỷ lệ góp vốn của PVN từ 39% lên 56% và đồng ý việc thoái vốn của 6 cổ đông có tổng tỷ lệ góp vốn tại PVTEX là 17%. Như vậy sau thời điểm này, PVTEX chỉ còn 5 cổ đông, gồm PVN, Vinatex, Tổng công ty CP Phong Phú, Tổng Công ty Tài chính CP Dầu Khí và Tổng Công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí –CTCP.

Đáng chú ý, năm 2008 - thời điểm PVTEX được thành lập, theo  quy định trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Vinatex phải góp đủ vốn theo cam kết song công ty này không thực hiện. Ngoài ra, PVN còn cho Vinatex và Tổng Công ty CP Phong Phú vay vốn để góp vốn điều lệ vào PVTEX với tổng số tiền hơn 311 tỷ đồng (trong đó cho Vinatex vay 229,6 tỷ đồng; Tổng Công ty CP Phong Phú 82 tỷ đồng.

Việc vay PVN cho Vinatex và Tổng Công ty CP Phong Phú vay tiền để góp vốn cũng là nội dung mà Cơ quan điều tra Công an TP Hải Phòng đề nghị PVN giải trình rõ.

Theo tính toán ban đầu, dự án sẽ hoàn vốn sau thời gian 8 năm 8 tháng. Tuy nhiên, kết quả sản xuất của dự án từ khi chạy thử cho đến lúc vận hành thương mại đều liên tục lỗ. Tổng lỗ trong 3 năm (2012 - 2014) là 1.472 tỷ đồng, đến cuối năm 2015 thì nhà máy dừng hoạt động hẳn.

Sự thật chuyện chưa có giọt dầu nào PVN đã “đốt” hơn 500 triệu đô: Có dấu hiệu tham nhũng?

Mặc dù PVTEX lỗ nặng, song năm vào tháng 12/2014, PVN đã nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của Vinatex và Tổng Công ty CP Phong Phú tại dự án xơ sợi này.

Theo Thanh tra Chính phủ, năm 2013, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu PVN giai đoạn 2012-2015, trong đó yêu cầu PVN giảm tỷ lệ góp vốn tại PVTEX từ 56% xuống tối thiểu 36%. Nên việc PVN “ôm” lại cổ phần của Vinatex và Tổng Công ty CP Phong Phú với giá 10.000 đồng/cổ phần trong khi PVTEX đang lỗ 1.472 tỷ đồng dẫn đến PVN phải gánh chịu toàn bộ các khoản công nợ, lỗ của dự án đã đầu tư.

Trước đó, Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận thanh tra việc đầu tư xây dựng Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Polyeste Đình Vũ, trong đó nêu rõ những dấu hiệu bất thường trong việc góp vốn và chuyển nhượng vốn tại PVTEX.

Thảo luận