"Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới, thu nhập người dân 2.590 USD"

Thanh Niên dẫn báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá 14 sáng nay, 20.5, cho thấy tăng trưởng GDP của Việt Nam xếp tốp đầu thế giới, năm 2019 có nhiều động lực để bứt phá.
Sputnik

Thay mặt Chính phủ, sáng nay, 20.5, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019.

Phải chăng Mỹ bỏ qua cho Việt Nam những điều mà họ không tha thứ cho Trung Quốc?

GDP bình quân 2018 đạt 2.590 USD/người

Theo Phó thủ tướng, năm 2018, Chính phủ đã thực hiện đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó 3 chỉ tiêu đạt, 9 chỉ tiêu vượt và nhiều chỉ tiêu đạt cao hơn số đã báo cáo Quốc hội. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,08% (đã báo cáo trên 6,7%), cao nhất kể từ năm 2008, thuộc nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. GDP bình quân đầu người đạt 2.590 USD, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Kim ngạch xuất khẩu tăng 13,2% (đã báo cáo 11,2%), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 480 tỉ USD và xuất siêu 6,8 tỉ USD cũng cao nhất từ trước tới nay.

Những tháng đầu năm 2019, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng tăng 2,71%, thấp nhất trong 3 năm qua. Mặt bằng lãi suất ổn định, giảm 0,5% cho các lĩnh vực ưu tiên; nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế, tính thanh khoản và an toàn hệ thống được bảo đảm; đấu tranh quyết liệt với hoạt động tín dụng đen. Tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định; dự trữ ngoại hối nhà nước đạt kỷ lục... Tăng trưởng kinh tế (GDP) quý 1 đạt 6,79%.

Chậm thoái vốn, cổ phần hoá

Mức tăng trưởng của Việt Nam không thể vượt quá 7% trong 10 năm tới

Bên cạnh những kết quả đạt được, Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận còn nhiều tồn tại, hạn chế, thách thức, như kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định vững chắc do giá dầu thô, xung đột thương mại, căng thẳng địa chính trị ở nhiều nơi diễn biến bất ổn, khó lường. Tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công ở nhiều bộ, ngành, địa phương còn chậm.

Cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu; xử lý dự án yếu kém, thua lỗ còn khó khăn; chi ngân sách ở một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự tiết kiệm; quản lý tài sản công, đất đai, tài nguyên còn bất cập; tăng trưởng một số ngành, lĩnh vực có xu hướng chậm lại.

"Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới, thu nhập người dân 2.590 USD"

Bên cạnh đó, đổi mới giáo dục đào tạo vẫn còn bất cập; chưa xử lý hiệu quả tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Còn những hành vi, vi phạm về đạo đức nhà giáo, bạo lực học đường, dâm ô trẻ em và biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, gian lận thi cử, lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng… gây bức xúc xã hội.

Sau 1 thập kỷ, Việt Nam là một nền kinh tế tăng trưởng “nhanh nhất thế giới”
Đánh giá nhiệm vụ đặt ra từ nay đến cuối năm 2019 và trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ là rất nặng nề, Chính phủ khẳng định sẽ kiên định mục tiêu củng cố nền tảng vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng. Tập trung rà soát, đơn giản hóa, cắt giảm hơn nữa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh; cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ theo quy định của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đẩy mạnh xây dựng đồng bộ Chính phủ điện tử.

Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm toán, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực; xử lý nghiêm vi phạm. Đẩy nhanh tiến độ, sớm ban hành các kết luận thanh tra đối với các vụ việc phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Thảo luận