Tổng thống Mỹ Donald Trump trừng phạt ai khi cấm Huawei?

Mong muốn hỗ trợ các công ty Mỹ của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể dẫn tới hậu quả khó chịu cho họ. Bộ Thương mại Mỹ quyết định đưa Huawei vào danh sách đen vì lý do an ninh quốc gia. Giờ đây, bất kỳ công ty Mỹ nào cung cấp linh kiện của mình cho Huawei đều phải xin giấy phép của Bộ Thương mại.
Sputnik

Năm ngoái, với lý do đe dọa an ninh quốc gia, chính quyền Trump đã cấm các cơ quan chính phủ sử dụng thiết bị của một số nhà sản xuất Trung Quốc, trong đó có Huawei. Ngoài ra, Hoa Kỳ đã loại Huawei ra khỏi việc tham gia xây dựng mạng 5G tại quốc gia này. Hoa Kỳ kích động phần thế giới còn lại noi theo gương mình, nhưng ngoài Úc, ngay cả những đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ cũng không từ bỏ thiết bị của nhà sản xuất Trung Quốc - thị phần của nó trên thị trường viễn thông toàn cầu là quá lớn.

Huawei khẳng định 'vô sự' trước lệnh cấm của Mỹ

Giờ đây, trong lúc tranh chấp thương mại leo thang giữa hai nước, Donald Trump đã ký sắc lệnh áp đặt tình trạng khẩn cấp để bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông của Mỹ trước các mối đe dọa từ nước ngoài. Nghị định này không nêu tên bất kỳ công ty cụ thể nào. Tuy nhiên, sau khi tham khảo ý kiến ​​của người đứng đầu các cơ quan liên bang khác, bao gồm Bộ Ngoại giao, Kho bạc, Lầu năm góc và người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ, Trump trao quyền cho Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ áp dụng lệnh cấm đối với một số giao dịch thương mại với công nghệ thông tin và dịch vụ.

Ngay sau đó, Bộ Thương mại Mỹ đã quyết định đưa Huawei vào danh sách đen vì các hoạt động trái với an ninh quốc gia Mỹ. Cùng với Huawei, 70 công ty liên quan khác sẽ bị đưa vào danh sách đen. Giờ đây, các nhà sản xuất Mỹ bán bất kỳ thiết bị nào của Huawei cũng sẽ phải xin giấy phép đặc biệt của chính quyền Mỹ.

Trên thực tế, trước đây, biện pháp tương tự đã được thực hiện đối với một công ty Trung Quốc khác là ZTE. Khi đó, lệnh cấm các công ty Mỹ cung cấp linh kiện cho ZTE gần như đã khiến nó phải phá sản. Huawei không phụ thuộc quá nhiều vào linh kiện nhập khẩu. Nhưng đồng thời, điều này có thể làm phức tạp hoạt động kinh doanh của một công ty có điện thoại thông minh hoạt động trên hệ điều hành Android của Google và sản phẩm sử dụng các chip hiện đại của các nhà sản xuất Mỹ.

Mặt khác, lệnh trừng phạt của Trump sẽ đánh vào các đối tác Mỹ của Huawei, và và sẽ đau đớn hơn nhiều, trong đó có các công ty như Qualcomm, Intel, Nvidia. Theo Huawei, năm ngoái, công ty đã mua các linh kiện nước ngoài trị giá 70 tỷ USD từ 13.000 nhà cung cấp, trong đó nguồn cung của Mỹ chiếm 11 tỷ USD. Sau các biện pháp vừa được Trump công bố, cổ phiếu của hầu hết các công ty công nghệ Mỹ đã sụt giảm, điều này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi các công ty như Qualcomm chẳng hạn, có 10% thu nhập từ Huawei.

Theo ông Adam Segal từ Hội đồng Quan hệ đối ngoại mà CNBC trích dẫn, Bắc Kinh có thể trả đũa các nhà sản xuất Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc. Hơn nữa, nhẹ nhất là tẩy chay hàng hóa Mỹ, biện pháp vốn đã được sử dụng nhiều lần trong quan hệ giữa các nhà sản xuất từ ​​các quốc gia mà Bắc Kinh có quan hệ chính trị căng thẳng. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc cũng có thể phức tạp hóa thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp Mỹ. Dễ bị tổn thương nhất trong tình huống này là Apple, công ty sản xuất gần như tất cả các sản phẩm của họ tại Trung Quốc.

Huawei đề xuất luật chơi an toàn với phương Tây

Donald Trump đã nhiều lần kêu gọi công ty chuyển sản xuất về nước. Tuy nhiên, toàn bộ chuỗi sản xuất của iPhone đóng tại Trung Quốc. Màn hình OLED, máy quét khuôn mặt, máy ảnh - tất cả các thành phần này được sản xuất bởi các nhà sản xuất Trung Quốc, và điều này giúp giảm chi phí của quá trình sản xuất sản phẩm cuối cùng. Và việc giảm thuế cho Apple mà Trump hứa hẹn vẫn sẽ không thể trang trải các chi phí bổ sung sẽ phát sinh nếu chuyển đi sản xuất trong nước.

Vì vậy, mong muốn của chính quyền Trump bảo vệ các công ty của Mỹ trước đối thủ cạnh tranh Trung Quốc, ngược lại, có thể khiến cho họ bất mãn. Chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nam Kinh Gong Hongle nói với Sputnik:

“Hoa Kỳ sản xuất chủ yếu các sản phẩm công nghệ cao, chúng nằm ở các cấp cao hơn của chuỗi cung ứng, còn Trung Quốc hiện ở mức thấp hơn, vị thế của Trung Quốc so với Mỹ là yếu hơn. Nhưng trong chuỗi sản xuất toàn cầu có rất nhiều người, vì vậy Hoa Kỳ hạn chế Huawei là hy sinh 800 binh lính của chính mình để chiến thắng 1.000 quân địch. Nhưng nếu Trung Quốc quyết định đưa ra các biện pháp trả đũa đối với các công ty Mỹ, thì theo nghĩa bóng, điều đó cũng giống như hy sinh 1200-1500 chiến binh của mình để thắng 1000 lính địch. Từ quan điểm về cái giá của quyết định như vậy, điều đó hoàn toàn không có lợi. Nếu các biện pháp cứng rắn được thực hiện chống Apple, sản xuất của chính Trung Quốc cũng sẽ phải chịu thiệt hại bởi điều này.

Thứ hai, tuân thủ các nguyên tắc toàn cầu hóa, về mặt đạo đức, chính phủ Trung Quốc có quyền chỉ trích hành động của Hoa Kỳ trên trường quốc tế. Khi Hoa Kỳ tăng thuế, Trung Quốc đệ đơn khiếu nại lên WTO, nói rằng hành động bảo hộ đơn phương của Hoa Kỳ gây ra đe dọa lớn đối với các nguyên tắc thương mại quốc tế. Nếu Trung Quốc nêu cao ngọn cờ toàn cầu hóa thế giới, coi việc thúc đẩy các ý tưởng toàn cầu hóa là nhiệm vụ quan trọng của mình và đảm nhận trách nhiệm đó, thì nước này không thể hành động theo cùng phương thức như Hoa Kỳ. Do đó, nhìn chung, có thể nói rằng khả năng Trung Quốc đáp trả các công ty Mỹ là vô cùng nhỏ, đặc biệt là những công ty có cổ phần lớn trong chuỗi sản xuất”.

Google đánh trúng tim Huawei

Nhưng ngay cả khi Bắc Kinh sẽ không phản hồi, vẫn chưa biết liệu lệnh cấm đối với nhà sản xuất viễn thông lớn nhất thế giới sẽ có lợi cho người tiêu dùng Mỹ hay không. Như Huawei tuyên bố khi bình luận về các biện pháp mới của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, nếu Hoa Kỳ hạn chế Huawei, điều đó sẽ không giúp họ tìm thấy sự bảo mật cao hơn, cũng như không làm cho Hoa Kỳ mạnh hơn. Điều này sẽ chỉ buộc họ phải sử dụng các sản phẩm thay thế có chất lượng thấp hơn, nhưng với giá cao hơn. Do đó, Hoa Kỳ sẽ phải đứng sau các quốc gia khác trong việc xây dựng mạng 5G.

Thảo luận