Chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam nhân dịp khai mạc Năm chéo ở hai nước: Năm Việt Nam tại Nga và Năm Nga tại Việt Nam. Năm chéo được tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và kỷ niệm 25 năm ký kết hiệp ước năm 1994 “ Về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga”. Cả hai sự kiện cho thấy Việt Nam là đối tác lâu dài và đáng tin cậy của chúng ta ở châu Á. Quan hệ đối tác với Việt Nam và với các nước ASEAN là một hướng quan trọng của “sự chuyển hướng sang phía Đông” do Nga thực hiện. Định hướng cần thiết không phải như là một thay thế cho đối tác chính của chúng ta ở châu Á - Trung Quốc, mà cùng với nó là cơ hội để đa dạng hóa quan hệ thương mại và kinh tế của chúng ta ở phương Đông, mà không “ đặt tất cả trứng vào một giỏ”.
Danh sách các chủ đề cần phải thông qua quyết định ở Moskva tương đối rộng, và tất cả đều có tầm quan trọng lớn đối với nền kinh tế của Nga và của Việt Nam. Trong số đó: việc xây dựng Nhà máy nhiệt điện Nga-Việt "Long Phú-1". Đã chuẩn bị thành lập hãng hàng không chung Vietstar Airlines với máy bay cơ sở SSJ-100. Tuy nhiên, sau những sự kiện bi thảm gần đây với chiếc máy bay này tại sân bay Sheremetyevo ở Moskva, sự hợp tác như vậy rơi vào tình trạng nghi vấn. Tiếp tục thảo luận về số phận của Nhà máy điện hạt nhân “Ninh Thuận-1”, công trình đã bị dừng lại sau vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản ở Fukushima. Một số dự án khác cũng đang được thảo luận. Việc thiết lập kênh thanh toán thông qua Ngân hàng VTB, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Việt - Nga đang được chuẩn bị.
Đặc điểm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược Nga-Việt là mối quan hệ cấp cao trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Nga có truyền thống và trong tương lai gần đang và sẽ vẫn là đối tác chính của Việt Nam trong hợp tác kỹ thuật quân sự, mặc dù cạnh tranh ở đây đang tăng lên hàng năm. Ngành công nghiệp quân sự Nga bắt đầu khắc phục một trong những nhược điểm chính của nó - thiếu hệ thống dịch vụ hậu mãi. Đã ký kết hợp đồng xây dựng Trung tâm bảo hành và sửa chữa máy bay trực thăng ở Vũng Tàu, với tài khoản đã có năm động cơ máy bay trực thăng được sửa chữa. Trung tâm mở ra với mục đích phục vụ không chỉ máy bay trực thăng Việt Nam, mà cả cho máy bay của các nước láng giềng. Thêm hình thức mới trong hợp tác là sản xuất một số vũ khí Nga theo giấy phép trên lãnh thổ Việt Nam.
Sự hợp tác của hai nước chúng ta đang phát triển đặc biệt thành công trong lĩnh vực năng lượng. Trong khuôn khổ thỏa thuận chia sẻ sản phẩm, các công ty Nga cảm thấy khá tự tin. Hóa ra, có nhiều cơ hội để đa dạng hóa việc mua sắm các thiết bị cần thiết nhằm tránh lệnh trừng phạt của phương Tây. Vào tháng 9 năm ngoái, bản ghi nhớ về hợp tác cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và phát triển sản xuất điện khí đã được ký kết. Các công ty Việt Nam đang ngày càng mở rộng việc tham gia phát triển các mỏ dầu tại Khu tự trị Yamal-Nenets của Nga.
Nhưng Nga, thật đáng tiếc, không nằm trong số các đối tác thương mại chính của Việt Nam. Khối lượng giao dịch năm 2018 chỉ đạt gần 5 tỷ USD. Đến năm 2020, các bên có kế hoạch tăng gấp đôi kim ngạch thương mại, nhưng cho đến nay điều này vẫn chưa thể thực hiện được. Vẫn còn hy vọng rằng các thỏa thuận mới sẽ được ký kết lần này và các dự án được thực hiện cuối cùng sẽ giải quyết được vấn đề này.