Chuyến thăm đem đến nhiều hy vọng

Nga và Việt Nam khai mạc Năm chéo Nga-Việt đúng vào dịp kỷ niệm 25 năm ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Liên bang Nga và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (văn kiện đã được ký kết vào ngày16 tháng 6 năm 1994), - nhà phân tích chính trị Yevgeny Kobelev viết trên tạp chí “Thế giới đa cực” của Nga.
Sputnik

Hiệp ước đã tạo thành nền tảng của mối quan hệ mới về cơ bản giữa hai nước chúng ta. Văn kiện này là một bằng chứng thuyết phục cho thấy rằng, mặc dù có nhiều khó khăn và thử thách, hai nước chúng ta không chỉ duy trì những kết quả có giá trị cao nhất trong sự hợp tác trước đó, mà còn thoát khỏi tình trạng bế tắc sau sự tan rã của Liên Xô và xây dựng định hướng phát triển mới.

Việt Nam từ lâu đã vượt xa vai trò đối tác nhỏ của Nga

Nga là quốc gia đầu tiên mà Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ theo định dạng mới về cơ bản trong thực tiễn chính sách đối ngoại của nước này - quan hệ đối tác chiến lược. Đồng thời, đối với Nga, Việt Nam là quốc gia đầu tiên và cho đến nay là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á mà Nga đã thành lập và đang phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược. Cơ sở pháp lý rộng rãi đang dần được thành lập cho các mối quan hệ này bằng nỗ lực chung của hai nước.

Ngày nay, quan hệ giữa hai nước được điều chỉnh bởi hơn 60 thỏa thuận liên chính phủ, cũng như một số tài liệu liên ngành song phương.

Một đặc điểm quan trọng của sự đối tác chiến lược Nga-Việt là mức độ cao của mối quan hệ nhiều mặt trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Mặc dù trong mối quan hệ song phương đôi khi xảy ra những tình huống phức tạp, Nga đã và trong tương lai gần vẫn sẽ là đối tác chính của Việt Nam trong hợp tác quân sự kỹ thuật, mặc dù sự cạnh tranh trong lĩnh vực này đang tăng lên. Chúng tôi rất hài lòng lưu ý rằng, vào đúng thời điểm được chỉ định, tất cả các tàu ngầm Kilo được sản xuất theo đơn đặt hàng của Việt Nam đều tham gia nhiệm vụ chiến đấu. Thỏa thuận liên chính phủ về đơn giản hóa thủ tục cho tàu chiến Nga vào Cam Ranh hoạt động trong gần 5 năm nay. Việt Nam là quốc gia thứ hai sau Syria, mà Nga đã ký kết thỏa thuận như vậy.

Việt Nam và Nga tiến hành đối thoại đa cấp có tính thường xuyên liên tục về một loạt các vấn đề liên quan đến tình hình ở Đông Nam Á. Việt Nam - một thành viên có uy tín trong ASEAN - làm rất nhiều để nâng tầm quan hệ đối tác đối thoại Nga-ASEAN, để mở rộng hợp tác chính trị, thương mại và kinh tế của Nga với tổ chức khu vực có ảnh hưởng này.

Chuyến thăm Nga lần này của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân  Phúc là rất quan trọng. Xin nhắc lại rằng, sau chuyến thăm Nga của Thủ tướng Việt Nam vào năm 2016, trong hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật Nga-Việt có sự gia tăng nhất định, mặc dù đã có nhiều khó khăn vào thời điểm đó. Hà Nội và Matxcơva đã mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, trong đầu tư, thương mại, văn hóa, du lịch, giáo dục, công nghiệp, năng lượng, nghiên cứu không gian và quốc phòng.

Ông Nguyễn Xuân Phúc: “Việt Nam đánh giá cao việc phát triển quan hệ đối tác với Nga”

Đối với các nền kinh tế của Nga và Việt Nam, kết quả của các cuộc đàm phán đang diễn ra có ý nghĩa quan trọng. Danh sách các chủ đề mà các chuyên gia Nga và Việt Nam đã thảo luận trước chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam, là rất rộng. Trong số đó có Dự án nhiệt điện Long Phú 1, sự tham gia của Tập đoàn VIST Group của Nga trong việc triển khai công nghệ thông tin cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Ngoài ra còn có chủ đề tạo ra kênh thanh toán VTB, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Việt-Nga. Cả hai bên vẫn cần phải làm nhiều và chú ý hơn đến việc tăng cường trao đổi hàng hóa, tăng cường đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước, thiết lập mối liên hệ trực tiếp giữa các công ty và doanh nhân của Nga và Việt Nam, và thông báo nhiều hơn ở cấp nhà nước và doanh nghiệp về những cơ hội hợp tác tại Việt Nam và Nga.

Có một điều chắc chắn rằng, chuyến thăm chính thức lần này tới LB Nga của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sẽ tạo động lực mới cho mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước chúng ta, - nhà phân tích chính trị Yevgeny Kobelev viết.

Thảo luận