Hai Thủ tướng tin chắc rằng, Năm chéo sẽ trở thành một trang sáng mới trong lịch sử quan hệ Nga-Việt Nam.
Những người tham gia lễ khai mạc cũng chia sẻ ý kiến này.
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, Thiếu tướng Anatoly Pozdeev, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Nga-Việt, nói:
“Việt Nam rất gần gũi với tôi vì trong những năm 1970-1971 tôi đã tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. Các sĩ quan và binh lính Liên Xô, tổng cộng khoảng 11 nghìn người, đã giúp các bạn Việt Nam hiện thực hoá ước mơ thống nhất đất nước. Kể từ đó, tôi đã đến Việt Nam nhiều lần. Và tôi luôn khâm phục những thay đổi đang diễn ra trên đất Việt. Quá trình này là tự nhiên, bởi vì người Việt Nam có tính cần cù lao động và đặt ra những mục tiêu rõ ràng. Tôi rất hài lòng thấy rằng, sự tương tác giữa hai nước chúng ta đang phát triển. Và tôi muốn để sự hợp tác là sâu rộng hơn. Công việc của ủy ban liên chính phủ cần được cải thiện, một số vấn đề quan trọng cần được giải quyết khẩn cấp để hoàn toàn tương ứng với mức độ Đối tác Chiến lược toàn diện. Hy vọng rằng, các văn kiện được ký kết trong thời gian chuyến thăm Matxcơva của Thủ tướng Việt Nam, cũng như các cuộc gặp của ông với Tổng thống và Thủ tướng Nga sẽ giúp sớm thực hiện nhiệm vụ này”.
Ông Maxim Schablekin, đại biểu Duma Quốc gia Nga đại diện của khu vực Rostov, đã tham dự lễ khai mạc Năm chéo Nga- Việt tại Mátxcơva. Trả lời phỏng vấn của Sputnik, ông nói:
“Ở thành phố Rostov-on-Don của chúng tôi có doanh nghiệp lớn nhất của Nga sản xuất máy gặt đập liên hợp. Vào những năm 80, hàng trăm người Việt Nam đã làm việc ở đó, sau đó họ trở về nước và làm thợ thủ công xuất sắc. Cả hiện nay khu vực Rostov duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và giáo dục. Các cử tri của tôi đều sẵn sàng tiếp tục phát triển quan hệ đối tác giữa hai nước. Tất cả các đại biểu Duma Quốc gia Nga cũng giữ lập trường này”.
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ của Trường ĐH Năng lượng Matxcơva và Viện công nghệ VinIT, người từng được Tổng thống Nga trao tặng Giải thưởng dành cho các nhà khoa học trẻ, nói:
“Lần đầu tiên tôi đã đến Nga 35 năm trước. Kể từ đó tôi làm việc ở cả hai nước. Cả hai nước đều là quê hương, là hai đất nước tôi yêu mến. Ở Nga tôi đã thấy rõ thái độ thân thiện của người dân đối với nước Việt Nam và người Việt. Trong những năm qua, trong cả hai nước đã diễn ra những thay đổi trong nhiều lĩnh vực, nhưng, tình bạn của hai dân tộc vẫn không thay đổi. Nếu trước đây Liên Xô đã giúp đỡ Việt Nam, thì bây giờ Nga và Việt Nam đang hợp tác với nhau trên cơ sở bình đẳng, kể cả trong lĩnh vực khoa học. Ví dụ, tập thể khoa học Nga-Việt của chúng tôi đang thực hiện các dự án công nghệ cao để bảo tồn khu di tích Mỹ Sơn, cũng như để bảo vệ môi trường. Và chúng tôi hoạt động rất hiệu quả”.
Cô Natalia Kornienko, người đã tốt nghiệp MGIMO, vừa trở về từ Việt Nam. Ở đó, cô học hai năm tại Đại học Hà Nội, và sau đó đã làm việc tại Russian Gastro House ở Thành phố Hồ Chí Minh.
“Tôi yêu Việt Nam bằng cả trái tim, tôi rất thích tiếng Việt, nền văn hóa Việt Nam mang bản sắc riêng. Tôi khâm phục người Việt Nam gìn giữ những truyền thống dân tộc của họ. Một ví dụ về điều này là buổi hòa nhạc tuyệt đẹp tại lễ khai mạc Năm chéo Nga-Việt. Tôi muốn suốt đời gắn bó với Việt Nam - cả trong trái tim và trong công việc”.
Đây là sự kiện chính thức đầu tiên của Năm chéo Nga- Việt. Trong chương trình tổ chức Năm Chéo có hơn 200 hoạt động phong phú nhằm phát triển mối quan hệ đối tác thương mại và kinh tế song phương và nâng lên một tầm cao mới tình hữu nghị Nga - Việt.