Nạn đói tại Bắc Triều Tiên: tham vọng hạt nhân hay trừng phạt bừa bãi?

Hạn hán tồi tệ nhất trong 37 năm qua có nguy cơ biến thành thảm họa mới đối với Bắc Triều Tiên. Theo báo cáo mới nhất của Chương trình lương thực thế giới Liên Hợp Quốc, có tới 10 triệu người Bắc Triều Tiên cần đến sự “ hỗ trợ lương thực khẩn cấp”.
Sputnik

Kể từ tháng 1, khẩu phần hàng ngày được phân phối qua hệ thống cung cấp trung ương cho các cư dân đã giảm xuống còn 300 g. Và có thể giảm nhiều hơn nữa từ tháng 7 đến tháng 9, khi người ta thường cung cấp ít hơn so với các tháng khác theo thẻ mua thực phẩm.

Tuy nhiên lệnh trừng phạt kinh tế cứng rắn do cộng đồng quốc tế áp đặt lên Bình Nhưỡng, để đáp trả các vụ thử hạt nhân và tên lửa liên tục diễn ra, đóng vai trò quan trọng vào tình hình nguy cấp hiện nay. Lệnh cấm mua những hàng hóa xuất khẩu chính của Bắc Triều Tiên đã gây rủi ro cho toàn bộ nền kinh tế và những người liên quan. Về lý do cho tình hình khan hiếm thực phẩm hiện tại Ở CHDCND Triều Tiên, và tại sao thế giới không vội vã trong việc hỗ trợ nước này - theo tài liệu của Sputnik. 

Về vấn đề thiếu lương thực ở Bắc Triều Tiên, có hai quan điểm trái ngược nhau: những người ủng hộ đối thoại đã phóng đại cuộc khủng hoảng thực sự để bắt đầu công tác vận chuyển viện trợ nhân đạo, tạo ra một lý do cho việc nối lại đàm phán giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên. Những người ủng hộ đường lối cứng rắn phản đối sự giúp đỡ, yêu cầu tăng cường các biện pháp trừng phạt nhằm đạt được sự đầu hàng của Bình Nhưỡng. Nhưng sự thật, như mọi người đều  biết, luôn nằm ở giữa.

“Trong vài năm qua, Bắc Triều Tiên đã thực hiện các công trình đê điều quy mô lớn và nhỏ, tập trung vào việc kiểm soát mưa lũ nói chung. Do đó sản lượng ngũ cốc và phát điện tăng lên (các nhà máy thủy điện sản xuất khoảng một phần ba lượng điện trong nước), có sự gia tăng sản xuất phân bón và sản lượng nông sản. Tuy nhiên, cơ cấu phân phối không đồng đều trong cả nước và gia đình các công nhân làm trong ngành khai thác mỏ, phụ thuộc hoàn toàn vào xuất khẩu than và các khoáng sản khác (đã bị đóng lại theo nghị quyết mới nhất của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc), đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực”,  Giáo sư Park Jong Chol từ Đại học Quốc gia Gyeongsang nói. 

Bộ trưởng Triều Tiên tuyên bố nước này không chịu ảnh hưởng từ trừng phạt của Mỹ

Trong thời gian ông Kim Jong-un nắm quyền, nền kinh tế Bắc Triều Tiên nói chung được cải thiện nhờ áp dụng một số cải cách. Những thay đổi tích cực diễn ra rất nhanh tại các địa phương, doanh nghiệp hoặc hộ gia đình.

“Các lệnh trừng phạt kinh tế của cộng đồng quốc tế đã dẫn đến nghịch lý, khi họ tấn công không phải vào những người chịu trách nhiệm  phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa, mà là những người nghèo đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm lương thực. Nền kinh tế Bắc Triều Tiên ngày càng bị phân mảnh, gia tăng sự mất cân bằng và hiện tượng “người giàu  càng ngày càng giàu hơn và người nghèo trở nên nghèo hơn”, chuyên gia cho biết.

Theo ông, dữ liệu năm 2018 cho thấy tổng nhu cầu thực phẩm tại Bắc Triều Tiên ước tính là 5,2 triệu tấn với thiếu hụt khoảng 500 nghìn tấn. Nhưng Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) tin rằng Triều Tiên thiếu khoảng 1,5 triệu tấn lương thực cho, dựa theo thông tin từ một số phương tiện truyền thông phóng đại cho rằng một phần ba dân số bị nạn đói đe dọa. Mặc dù Bắc Triều Tiên công bố con số 500 nghìn tấn - 10% tổng nhu cầu, cho thấy sự thiếu hụt đáng kể. 

Nhật Bản quyết định gia hạn lệnh trừng phạt đối với Bắc Triều Tiên thêm hai năm nữa

“Nếu tính đến việc ở Bắc Triều Tiên, nông nghiệp về nguyên tắc rất nhạy cảm với biến động khí hậu, đến mức có thể đánh giá 50-60% sản lượng tùy thuộc vào thời tiết, có nghĩa tình hình thực phẩm rất tồi tệ”, giáo sư Lim Eul-Chul tại Viện nghiên cứu Viễn Đông thuộc Đại học Kyungnam nói. 

Bắn vào người của mình

Sau khi có các báo cáo về hạn hán nghiêm trọng, Seoul bắt đầu nói về sự cần thiết của các tổ chức quốc tế trong việc cung cấp hỗ trợ nhân đạo quy mô lớn cho CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên Bắc Triều Tiên gọi đó là cái bẫy của đế quốc, nhằm mục đích khuất phục họ bằng cách tạo ra một nền kinh tế phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài. Các chuyên gia thấy một số lý do trong việc này.

“Ngay cả khi Bắc Triều Tiên nhận viện trợ lương thực, họ chỉ muốn nhận từ cộng đồng quốc tế. Điều này là do lịch sử lâu dài mối quan hệ giữa hai miền Nam Bắc và đặc biệt là sự cạnh tranh giữa hai hệ thống”, - ông Kwak Tae-Hwan, cựu giám đốc Viện Thống nhất thuộc Bộ Thống nhất của Hàn Quốc đánh giá. 

Giáo sư Lim Eul-Chul cũng chia sẻ ý kiến này.

“Mong muốn nhận được viện trợ nhân đạo chỉ thông qua WFP được thể hiện qua việc Bắc Triều Tiên gửi các tín hiệu khác nhau đến cộng đồng quốc tế và Hàn Quốc. Trong bài diễn văn công khai hướng đến người Hàn Quốc, có những sắc thái đối đầu, cố gắng giữ thể diện và lòng tự trọng".

Tuy nhiên, người ta tin rằng Seoul tự mình  gửi viện trợ lương thực thông qua các tổ chức quốc tế, vì sợ phản ứng tiêu cực cả trong và ngoài nước. Mặc dù viện trợ nhân đạo không nằm trong bất cứ biện pháp chế tài nào. 

Cố vấn của Donald Trump đe dọa gia tăng biện pháp trừng phạt chống Bắc Triều Tiên

“Hàn Quốc đang tìm kiếm cơ hội để bắt đầu cung cấp viện trợ lương thực trực tiếp cho miền Bắc, và đối với Bắc Triều Tiên cũng sẽ không có gì xấu hổ khi chấp nhận sự giúp đỡ từ phía Nam vào đúng thời điểm. Nhưng chỉ một lượng viện trợ thực phẩm vừa đủ để có thể giải quyết vấn đề thiếu lương thực trong các thành phần dân số dễ bị tổn thương”, giáo sư Lim Eul-Chul chia sẻ.

Không nhân nhượng - không có lương thực

“Rõ ràng Bắc Triều Tiên sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân do thiếu lương thực, do đó quan điểm ​​của các lực lượng bảo thủ bên trong Hàn Quốc và giới diều hâu Mỹ trước tình hình lương thực ở CHDCND Triều Tiên, có lẽ là không thay đổi Nhưng thực tế Hàn Quốc không thể sử dụng ngân sách 6-8 triệu đô la phân bổ cho việc cung cấp viện trợ nhân đạo cho Bắc Triều Tiên, nói lên sự thận trọng quá mức trước Hoa Kỳ”, theo chuyên gia Hàn Quốc. 

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết CHDCND Triều Tiên yêu cầu hủy bỏ các biện pháp trừng phạt nào

Trong khi đó, ông Donald Trump, bất chấp tình hình chính trị nội bộ, nhiều lần đề cập đến khả năng đưa ra viện trợ nhân đạo cho Bắc Triều Tiên. Do đó trong trường hợp quyết tâm cao hơn, Seoul cũng có thể vượt qua sự kháng cự của phe bảo thủ ít nhất là về cung cấp thực phẩm. Vấn đề là ngay cả khi nhận ra rằng viện trợ nhân đạo có thể góp phần nối lại cuộc đối thoại giữa Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên, thì không phải ai cũng ủng hộ điều này.

Thảo luận