Thị trường kim loại đất hiếm ở Mỹ có thể trở thành nạn nhân thương chiến với Trung Quốc

Việc Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu lên tới 25% đối với quặng và các sản phẩm khai thác quặng từ ngày 1/6 có thể đánh 1 đòn mạnh vào Mountain Pass Materials của Mỹ, công ty điều hành mỏ kim loại đất hiếm ở California.
Sputnik

Những khó khăn nghiêm trọng cũng đã nảy sinh đối với  Blue Line Mining có trụ sở tại Texas, công ty có kế hoạch tạo ra doanh nghiệp quy mô lớn duy nhất để sản xuất kim loại đất hiếm ở Hoa Kỳ.

Trung Quốc có quyền đáp trả cuộc tấn công của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ

Công ty Mountain Pass Materials xuất khẩu bán thành phẩm có chứa kim loại đất hiếm sang Trung Quốc. Tại Trung Quốc, bằng cách xử lý chúng, sẽ nhận được neodymium, cerium, lanthanum, europium và các yếu tố khác được sử dụng trong nam châm, xe điện, điện thoại thông minh, vô số linh kiện công nghiệp và sản phẩm điện tử. Phần lớn các kim loại quý hiếm này, có nguồn gốc từ nguyên liệu thô của Mỹ, được gửi trở lại Hoa Kỳ. Biểu thuế mới của Trung Quốc- phản ứng đáp trả đối với cuộc chiến thuế quan của Mỹ, sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của các loại quặng tinh tương tự của Trung Quốc, điều đó có nghĩa là họ sẽ cung cấp sản phẩm tương tự của Trung Quốc, không có lợi cho thị trường bán thành phẩm từ Hoa Kỳ. Nhận ra hậu quả của việc phá vỡ chuỗi công nghệ đang hoạt động tốt trong nhiều năm qua, Mountain Pass Materials tuyên bố rằng đến cuối năm 2020 sẽ bắt đầu các hoạt động chế biến quặng riêng. Vẫn chưa có thông tin về những khoản tiền bổ sung mà dự án mới yêu cầu .

Đối tác của Mountain Pass Materials  tại Trung Quốc là Shenghe Resources Holding, nhà sản xuất các nguyên tố đất hiếm từ Thành Đô. Cổ phiếu của công ty này được niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng Hải. Đối tác Trung Quốc sở hữu khoảng 10% cổ phần của Mountain Pass Materials, cung cấp tư vấn kỹ thuật cho công ty Mỹ và đóng vai trò là nhà phân phối chính của  Mountain Pass Materials tại Trung Quốc.

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại, ở Mỹ đang gia tăng những lo ngại rằng: Trung Quốc, chiếm 80-90% thị trường kim loại đất hiếm trên thế giới, có thể sử dụng vị thế của mình để giảm xuất khẩu các sản phẩm này sang Mỹ. Là một trong những lựa chọn thay thế cho hàng nhập khẩu của Trung Quốc, phía Mỹ đang xem xét khả năng sản xuất độc lập các nguyên tố đất hiếm từ quặng. Một thỏa thuận khai thác gần đây  của Texas Blue Line với công ty liên doanh  Lynas của Úc và Malaysia  được cho là sẽ giảm một phần rủi ro trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đối với thị trường kim loại đất hiếm của Mỹ.

Phải chăng Mỹ bỏ qua cho Việt Nam những điều mà họ không tha thứ cho Trung Quốc?

Trong khi đó, các nhà môi trường và công chúng Malaysia đã tăng cường mạnh mẽ trong những tháng gần đây, phản đối vi phạm yêu cầu môi trường trong sản xuất kim loại đất hiếm. Phía Malaysia đe dọa sẽ hủy giấy phép vận hành tập đoàn khai thác Lynas Corporation của công ty Úc, nằm ở khu công nghiệp Gebeng,  cách thủ đô Kuala Lumpur ba giờ lái xe.

Trong trường hợp phá vỡ khâu công nghệ quan trọng này, sự hợp tác với Blue Line Mining cũng  rơi vào vòng nghi vấn nghiêm trọng. Đồng thời, sự chờ đợi phản ứng của Trung Quốc đối với các hành động của phía Mỹ làm tăng thêm sự lo lắng, cả ở thị trường Mỹ và  trên toàn cầu.

Chen Xiaoqin, chuyên gia tại Đại học Nhân dân Trung Quốc nhận xét trong cuộc phỏng vấn bằng văn bản với Sputnik rằng nếu thực sự người Mỹ có thể tìm thấy một sự thay thế cho việc mua kim loại hiếm ở Trung Quốc, thì họ đã làm điều đó từ lâu:

 «Tôi cho rằng hiện tại, Trung Quốc sẽ không chấp nhận các biện pháp hạn chế liên quan đến việc giảm xuất khẩu kim loại đất hiếm hoặc thậm chí ngừng hoàn toàn việc xuất khẩu của mình. Vì Hoa Kỳ thực sự cần kim loại đất hiếm của chúng tôi và nhu cầu như vậy ngày càng tăng, chúng tôi không nên xem xét lựa chọn hạn chế hoàn toàn xuất khẩu. Nếu việc xuất khẩu các nguyên tố đất hiếm sẽ hoàn toàn chấm dứt, cuối cùng chúng tôi sẽ  bất hòa với Hoa Kỳ. Ngoài ra, nếu chúng tôi làm điều đó ngay bây giờ và họ sẽ thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt hơn nữa trong tương lai, thì chúng tôi sẽ không còn công cụ để  đáp trả. Chúng tôi có thể sử dụng kim loại đất hiếm làm con át chủ bài trong các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ. Liệu Mỹ có thể tìm thấy một sự thay thế cho kim loại đất hiếm của Trung Quốc? Hoàn toàn không phải là một thực tế. Tôi nghĩ rằng nếu Hoa Kỳ có thể tìm được nguồn cung cấp thay thế, thì họ đã làm từ lâu rồi».

Tìm kiếm một giải pháp thay thế cho chuỗi sản xuất các nguyên tố đất hiếm hiện tại là khá khó khăn đối với cả hai bên, chuyên gia RISI Mikhail Belyaev  bày tỏ ý kiến trong cuộc phỏng vấn với Sputnik:

Trung Quốc: sẽ “đánh đến cùng” với Mỹ trong cuộc chiến thương mại

«Tất nhiên, Trung Quốc đang tìm kiếm câu trả lời cho cuộc chiến thương mại của Mỹ, đang cố gắng bảo vệ lợi ích của mình, nhưng nó cũng chịu tổn thất. Mặc dù Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã sẵn sàng cho một cuộc chiến như vậy, nhưng họ có những cách khác để gây ảnh hưởng đến phía Mỹ. Trung Quốc nhanh chóng thích nghi với những thay đổi tình hình, phản ứng với nó một cách nhanh chóng và linh hoạt. Nhưng kim loại đất hiếm là lĩnh vực  trong đó có mối liên kết chặt chẽ, có mối quan tâm đan chéo nhau của cả doanh nghiệp Trung Quốc và  cả của Mỹ . Hai bên sẽ phải đối mặt với sự cần thiết phải tái cấu trúc nghiêm túc và tốn kém cho công việc của ngành này, điều này có thể thúc đẩy họ đạt được thỏa thuận».

Chuyên gia tin rằng sẽ có thể nói về đỉnh điểm mới của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong trường hợp mâu thuẫn thực sự ảnh hưởng đến thị trường kim loại đất hiếm. Tranh chấp trước đây giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU với Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại kim loại đất hiếm đã được giải quyết trong khuôn khổ của WTO. Trong khi đó, chính quyền Donald Trump đã giáng một đòn nặng nề vào uy tín của cấu trúc này, do đó khó có thể tin cậy vào hiệu lực và hiệu quả của vị thế của họ trong trường hợp nếu vẫn phải can thiệp vào cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong phân khúc kim loại đất hiếm.

Thảo luận