"Để đánh bại mọi hình thức chiến tranh xâm lược, phải có Luật lực lượng Dự bị động viên"

Báo QĐND dẫn lời Đại tướng Ngô Xuân Lịch cho hay: Những năm gần đây, ngoài chiến tranh truyền thống còn xuất hiện chiến tranh phi quy ước, chiến tranh ủy nhiệm, chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng và việc sử dụng vũ khí công nghệ cao, tác chiến điện tử, tác chiến không gian mạng.
Sputnik

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự án Luật Lực lượng dự bị động viên, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã nhấn mạnh sự cần thiết ban hành Luật Lực lượng dự bị động viên.

Việt Nam bàn về huy động quân nhân dự bị

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nêu rõ: Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nam khóa IX thông qua ngày 27-8-1996, có hiệu lực thi hành từ ngày 9-9-1996. Sau hơn 20 năm thực hiện, Pháp lệnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, là cơ sở góp phần thiết thực xây dựng lực lượng vũ trang nói chung và lực lượng dự bị động viên nói riêng ngày càng hùng hậu, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Tuy nhiên, Đại tướng Ngô Xuân Lịch cũng cho biết: Nhiều chủ trương, quan điểm mới của Đảng, quy định mới của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến lực lượng dự bị động viên chưa được thể chế, cụ thể hóa; một số nội dung của Pháp lệnh chưa thống nhất, đồng bộ với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có quy định liên quan đến lực lượng dự bị động viên, như: Luật Quốc phòng, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Dân quân tự vệ; nhiều nội dung đang được điều chỉnh ở văn bản quy phạm pháp luật tính pháp lý chưa cao, chưa được điều chỉnh hoặc điều chỉnh chưa đầy đủ.

Tướng Bộ: Không nước nào muốn duy trì một lực lượng quân đội thường trực quá lớn

Bên cạnh đó, qua tổng kết 20 năm thực hiện Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên trên phạm vi cả nước đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, nổi bật là: Nguồn quân nhân dự bị tuy nhiều nhưng phân bố không đều; việc tổ chức các đơn vị dự bị động viên gặp khó khăn do chất lượng chuyên nghiệp quân sự của quân nhân dự bị đạt thấp; sĩ quan dự bị thiếu so với yêu cầu do đầu vào hạn chế; chất lượng sĩ quan dự bị thấp, chủ yếu là đào tạo từ hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ, thời gian đào tạo ngắn, việc đào tạo, bổ túc, theo chức vụ chưa làm thường xuyên nên năng lực chỉ huy, huấn luyện, quản lý đơn vị dự bị động viên còn hạn chế... Ngoài ra, thực tiễn cũng đòi hỏi, huy động lực lượng dự bị động viên tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm; tuy nhiên, nội dung này chưa được quy định trong Pháp lệnh.

"Để đánh bại mọi hình thức chiến tranh xâm lược, phải có Luật lực lượng Dự bị động viên"

Đặc biệt, từ thực tiễn các cuộc chiến tranh, xung đột trên thế giới, những năm gần đây và dự báo chiến tranh trong tương lai, ngoài chiến tranh truyền thống còn xuất hiện chiến tranh phi quy ước, chiến tranh ủy nhiệm, chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng và việc sử dụng vũ khí công nghệ cao, tác chiến điện tử, tác chiến không gian mạng, an ninh phi truyền thống sẽ được sử dụng là chủ yếu, ngay từ đầu và trong suốt cuộc chiến tranh. Mặt khác, thế giới đã và đang có nhiều thay đổi khó lường về phương thức, quy mô, phạm vi, không gian, thời gian, môi trường, lực lượng và thủ đoạn tác chiến...để tiến hành chiến tranh. Nhằm chủ động ngăn ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi và đối phó thắng lợi trong mọi tình huống, đánh bại mọi hình thức chiến tranh xâm lược nếu xảy ra, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung các quy định của Pháp lệnh nâng thành Luật lực lượng Dự bị động viên nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ và cao hơn nhằm đáp ứng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới...

Đại tướng Lương Cường: Cảnh sát biển Việt Nam không để bị động, bất ngờ

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch nêu rõ: Mục đích xây dựng luật nhằm xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, có chất lượng cao làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

"Để đánh bại mọi hình thức chiến tranh xâm lược, phải có Luật lực lượng Dự bị động viên"

Dự thảo Luật Lực lượng dự bị động viên, gồm: 5 Chương, 47 Điều; quy định: Nguyên tắc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên, các hành vi bị nghiêm cấm; kế hoạch xây dựng, kế hoạch huy động, kế hoạch tiếp nhận lực lượng dự bị động viên về thẩm quyền lập kế hoạch, nội dung kế hoạch, thẩm định và phê duyệt kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch nhằm thống nhất lập kế hoạch ở bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, các đơn vị quân đội từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên xây dựng kế hoạch tiếp nhận lực lượng dự bị động viên; xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên; chế độ, chính sách, kinh phí bảo đảm cho xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên; quản lý nhà nước, trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

Bộ Quốc phòng Việt Nam chống tham nhũng: "Kẻ thù làm cho nội bộ quân đội mất đoàn kết"

Đại diện cơ quan thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt nêu rõ: Cơ quan này nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Lực lượng dự bị động viên như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay; đồng thời, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến Lực lượng dự bị động viên; khắc phục những vướng mắc, bất cập và hạn chế sau hơn 20 năm thực hiện Pháp lệnh về Lực lượng dự bị động viên; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật, nhất là các luật điều chỉnh quan hệ xã hội trong trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tạo hành lang pháp lý đầy đủ để Lực lượng dự bị động viên hoạt động hiệu quả, hiệu lực.

"Để đánh bại mọi hình thức chiến tranh xâm lược, phải có Luật lực lượng Dự bị động viên"

Chủ nhiệm Võ Trọng Việt cũng cho biết, có một số ý kiến cho rằng, nội dung dự thảo Luật cơ bản đã cụ thể hóa được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, phù hợp với Hiến pháp và bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, đề nghị tiếp tục rà soát để bảo đảm thống nhất với các luật có liên quan; nghiên cứu quy định ngay trong luật một số nội dung giao Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết, nhất là những nội dung liên quan đến quyền công dân, quyền về tài sản, bảo đảm công bằng trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân. 

Tổng Bí thư chỉ đạo: “Không để tiêu cực, tệ nạn xâm nhập vào nội bộ Quân đội“

Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng, quy định về quản lý và huy động phương tiện kỹ thuật trong dự thảo Luật là không rõ ràng và khó khả thi trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau; việc đăng ký, quản lý, sắp xếp, huy động phương tiện kỹ thuật làm hạn chế quyền về tài sản của cá nhân, tổ chức đã được Hiến pháp bảo hộ, nên đề nghị nghiên cứu việc huy động phương tiện kỹ thuật phải thực hiện theo Điều 32 Hiến pháp và các quy định có liên quan của Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản, Luật Quốc phòng… để bảo đảm sự bình đẳng về quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể có tài sản phải huy động.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị nghiên cứu các ý kiến trên để rà soát, chỉnh lý nội dung của dự thảo Luật cho phù hợp với Hiến pháp, đường lối, chính sách của Đảng; giải quyết hài hòa, hợp lý chủ trương xây dựng, tổ chức lực lượng dự bị động viên hùng hậu nhưng tinh gọn, chất lượng, hiệu quả, bám sát tình hình, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu và khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay.

Thảo luận