“Mỹ sẽ nổ đom đóm mắt”. Trung Quốc công bố chiến tranh nhân dân với Hoa Kỳ

Khi Bắc Kinh và Washington thi nhau tăng thuế, các doanh nghiệp Trung Quốc và người tiêu dùng bình thường cũng tham gia cuộc xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Sputnik

Trong các công ty nêu đe dọa sa thải, yêu cầu nhân viên không mua ô tô Mỹ và iPhone, không ghé thăm cửa hàng ăn nhanh McDonalds và hãy quên các thương hiệu Mỹ. Trong các mạng xã hội cũng vậy, người ta hô hào tẩy chay hàng hóa từ Hoa Kỳ. Sputnik giới thiệu bài viết về cuộc “chiến tranh nhân dân” đang diễn ra ở Trung Quốc.

Cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc phân chia thế giới
Tuyên truyền chống Mỹ ở Trung Quốc đã đạt đến đỉnh điểm: giọt nước cuối cùng tràn ly là sắc lệnh do Trump ban hành, cấm hợp tác với công ty Huawei. Tất cả những hãng CNTT hàng đầu của Mỹ, bao gồm Google, Microsoft, Intel, ARM, Qualcomm, Broadcom… đều từ chối cung cấp phần mềm, công nghệ và thiết bị cho “gã khổng lồ” viễn thông Trung Hoa.

Cách đây vài tuần, tờ Hoàn cầu thời  báo (The Global Times) của Nhà nước Trung Quốc đăng bài xã luận kêu gọi tiến tới “cuộc chiến tranh nhân dân” với Hoa Kỳ.

Có phản hồi theo sau ngay lập tức. Trong các mạng xã hội, người ta đòi tẩy chay các sản phẩm Mỹ và hô hào mua điện thoại thông minh Huawei. Đã dấy lên cả một chiến dịch chống lại tất cả các tiện ích của Apple..

“Tôi cũng sẽ mua một chiếc điện thoại Huawei và cùng lúc từ bỏ kế hoạch mua Apple Watch, Trung Quốc ta cũng có những sản phẩm tốt chẳng kém. Bọn Mỹ  đang chế nhạo ta”, - một người viết những dòng bất bình trên dịch vụ tiểu blog Weibo của Trung Quốc (tương tự như Twitter)

Tổng thống Mỹ Donald Trump trừng phạt ai khi cấm Huawei?

“Để họ đừng mơ về cách chặn Huawei. Thay vào đó chúng ta sẽ chặn Apple cho mà xem”, - một người khác tuyên bố.

Tờ “Hoàn cầu thời báo” trong số ra tuần trước đã dành sàn cho nhân viên Huawei phát biểu quan điểm. Tất cả phô trương sự quy tụ và tự tin.

“Sau khi báo chí đưa tin rằng “nước A” đang thi hành biện pháp chống lại công ty chúng tôi, tôi vẫn bình tĩnh đi làm, bình tĩnh thực hiện mọi nhiệm vụ, bình tĩnh tham dự tất cả các cuộc họp – một nữ nhân viên nhấn mạnh. Tôi chỉ là một nhân viên bình thường của công ty. Dù gặp phải khó khăn gì, tôi tin rằng mỗi thành viên Huawei vẫn kiên quyết  tiếp tục nỗ lực làm việc, và khi đó chúng tôi bất khả chiến bại!”

"Tôi là người mới trong công ty, nhưng tôi làm việc với tất cả lương tâm, mỗi dòng mã tôi viết sẽ tăng thêm sức mạnh cho công ty…Với những người thế hệ 1990, tiền bạc không phải là chính yếu, bất chấp mọi phức tạp, chúng tôi quan tâm đến giá trị công việc của chúng tôi dành cho công ty, cho xã hội và đất nước. Chúc cho chúng ta vượt lên mọi khó khăn còn đất nước sẽ càng phồn vinh!", - một nhân viên Huawei khác khẳng định.  

Doanh nghiệp thế giới kêu gọi Donald Trump chấm dứt chiến tranh thương mại với Trung Quốc
Báo lưu ý rằng  trong  thời điểm khó khăn này các nhân viên Huawei nhận được sự hỗ trợ của bạn bè và người thân.

“Khi Hoa Kỳ áp đặt trừng phạt với Huawei vào tuần trước, bạn gái tôi cũng biết về điều này mặc dù xưa nay cô ấy chẳng bao giờ quan tâm đến tin thời sự…Để ủng hộ tôi, bạn gái hứa sẽ không cãi cọ gì với tôi nữa, sẽ tạo ra bầu không khí bình yên dễ chịu, miễn là tôi làm việc, góp phần vào chiến thắng  trước bọn Mỹ”, - “Hoàn cầu thời báo” dẫn lời một nam nhân viên của công ty.

Doanh nghiệp Trung Quốc cũng liên kết tham gia cuộc chiến tranh nhân dân chống hàng hóa Mỹ. Nhà phát triển sản phẩm Internet Mengpai Technology đề xuất trợ giá 15% cho các nhân viên và nhà thầu nào mua điện thoại Huawei, song hành đe phạt nhân viên nào sắm iPhone với mức bằng toàn bộ số tiền chi cho chiếc điện thoại Apple.  Ngoài ra, công ty cấm mua thiết bị văn phòng và xe hơi thương hiệu Mỹ.

Tấm gương về chủ nghĩa ái quốc của Mengpai Technology được báo chí quảng bá, và nhiều người noi theo. Nhà sản xuất linh kiện điện tử Thâm Quyến “Shenzhen Huiyisheng” thậm chí còn đi xa hơn, trả cho nhân viên dùng điện thoại Huawei khoản thưởng 500 nhân dân tệ (khoảng 72 USD). Kèm theo yêu cầu từ chối iPhone, trái lại sẽ sa thải.

Nhiều công ty chạy khỏi Trung Quốc: Apple sẽ sản xuất iPhone tại Việt Nam?
Trạm kiểm tra xe ô tô Jinggang thông báo cho toàn thể  nhân viên: từ giờ trở đi, nghiêm cấm mua hàng hóa Mỹ. Không được sử dụng iPhone, không đi trên xe ô tô Mỹ, không dùng bữa tại các cửa hàng ăn nhanh của Mỹ, không mua các thứ hàng tiêu dùng do Mỹ sản xuất, cụ thể là gạt bỏ mỹ phẩm và tã lót.

"Thay vì iPhone là các thương hiệu điện thoại di động nội địa, chẳng hạn như Huawei. Không cho phép các xí nghiệp liên doanh Trung-Mỹ chế tạo ô tô, chỉ 100% sản xuất tại địa phương. Cấm đồ ăn nhanh McDonald hoặc KFC, cũng như hàng hóa của Procter & Gamble, Amway và bất kỳ thương hiệu Mỹ nào khác. Không ai được đến Hoa Kỳ với tư cách du khách”, - tờ báo Epoch Times dẫn thông báo của Jinggang  dành cho các nhân viên.

Như ban lãnh đạo công ty giải thích, việc này được thi hành để giúp đất nước chiến thắng trong cuộc chiến cam go, còn những ai liều lĩnh vi phạm lệnh cấm sẽ đối mặt với quyết định sa thải không tránh khỏi.

Trung Quốc: sẽ “đánh đến cùng” với Mỹ trong cuộc chiến thương mại
Phòng Thương mại Thượng Hải cũng hứa hẹn trao thưởng cho việc mua điện thoại Huawei và hình phạt nghiêm khắc với những ai bị nhìn thấy đang dùng các thiết bị của Apple.

Bài ca tuyên truyền "Cuộc chiến thương mại", do cựu quan chức Zhao Liangtian sáng tác, đang nhanh chóng phổ biến trên mạng xã hội Trung Quốc.

"Người Trung Hoa sống ngàn năm và ngàn năm đoàn kết chống kẻ thù chung…Chúng ta không sợ  hãi lao vào cuộc chiến tranh thương mại. Nếu kẻ thù gây chiến, chúng ta đủ sức lực và tinh thần đáp trả, và toàn dân đoàn kết xông lên đối mặt với quân thù.  Nếu kẻ thù dám tấn công, ta có đòn ngoại giao và kinh tế giáng trả. Nếu bọn âm mưu dám xúc phạm, ta sẽ giáng đòn đích đáng khiến kẻ thù quay cuồng và chúng phải nổ đom đóm mắt…”, - báo trích ca từ của bài hát.

Như  các nhà phân tích nhận xét, cơn cuồng nhiệt ái quốc trào dâng đang thu hẹp đáng kể không gian hành động của chính giới Bắc Kinh, kể cả khả năng nhân nhượng thỏa hiệp với Washington. Dưới áp lực của dư luận xã hội trong nước, chính quyền Trung Quốc ắt phải hành động mạnh tay hơn.

Hoa Kỳ sẽ đưa Huawei và 70 đơn vị trực thuộc của công ty vào danh sách đen

Quá trình đã khởi động. Bắc Kinh tuyên bố kể từ ngày 27 tháng 5 áp thuế chống bán phá giá đối với việc nhập khẩu phenol - một trong những sản phẩm hóa học quan trọng nhất cần có trong ngành tinh chế, dược lý, hóa chất, dệt may và các ngành công nghiệp khác. Như Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo, khoản thuế động chạm đến các sản phẩm từ EU, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản, nhưng với mỗi nhà cung cấp có mức thuế riêng - từ 11,9% có thể chấp nhận được đến mức 129,6% cấm ngặt.  Không cần nghi ngờ gì, rõ ràng Bắc Kinh dành mức thuế cao nhất cho người Mỹ.

Ngoài ra, Trung Quốc ban hành giấy phép xuất khẩu kim loại đất hiếm - nguyên liệu quan trọng nhất cho các thiết bị điện tử hiện đại. Điều này do ông Cao Phong đại diện Bộ Thương mại công bố hôm thứ Sáu.

Hiện nay, đáp ứng 80% nhu cầu của các nhà sản xuất Mỹ là nguyên tố đất hiếm từ nguồn Trung Quốc. Việc chấm dứt cung cấp đe dọa nhiều cơ sở phải ngừng sản xuất.

Như xác minh của Bloomberg, hy vọng khắc phục tranh chấp thương mại Trung-Mỹ một cách êm thấm hiện đang ở mức thấp kỷ lục. Đồng thời, báo lưu ý rằng trên thị trường châu Á đang bắt đầu diễn ra việc bán cổ phần của các công ty Mỹ, và rõ ràng người Trung Quốc đứng sau động thái này.

Thảo luận