Liệu Abe có thể trở thành người trung gian giữa Iran và Mỹ cho đàm phán mới không?

Trong bối cảnh tình hình trở nên trầm trọng hơn ở Iran, Nhật Bản đã chủ động trở thành người hòa giải và xóa bỏ mức độ căng thẳng giữa Washington và Tehran. Về vấn đề này, Shinzo Abe nói rằng ông sẽ sớm đến Iran với sứ mệnh trung gian. Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản tới Iran sau hơn 40 năm.
Sputnik

Chuyến thăm sắp tới của Abe và triển vọng hòa giải của Nhật Bản đã được Seyyed Hossein Naghavi-Hosseini, Chủ tịch Ủy ban đặc biệt của Hội đồng Hồi giáo (Nghị viện) và Đại diện Ủy ban đối ngoại và an ninh của Quốc hội Iran bình luận trong cuộc đàm đạo với Sputnik:

Mỹ bán giá 8,1 tỷ USD vũ khí cho các nước Ả Rập để ngăn chặn Iran

“Hiện nay đang có những điều kiện không phù hợp cho đối thoại và đàm phán. Hoa Kỳ bằng  những hành động của mình đã tạo ra sự ngờ vực đến mức cả quốc hội, dân chúng và bất kỳ cơ quan nào tại Cộng hòa Hồi giáo Iran đều không tin vào sự cần thiết của các cuộc đàm phán. Không bao giờ có thể tin tưởng được Mỹ. Một lần chúng tôi đã từng tham gia đàm phán giữa tất cả những thành viên tham gia đã ký kết thỏa thuận hạt nhân (SVPD). Thỏa thuận đã được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phê chuẩn và được cộng đồng thế giới hoan nghênh. Nhưng người Mỹ coi thỏa thuận này là không có lợi và từ chối thực hiện nó. Đâu là sự đảm bảo rằng nếu chúng tôi nối lại đàm phán với Hoa Kỳ và đạt được thỏa thuận, thì họ sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình ? Ở nước tôi,  bầu không khí mất lòng tin của Hoa Kỳ đang chiếm ưu thế, không có điều kiện để đàm phán, ngay cả khi Trump rút lại tất cả yêu cầu của mình. Khi người Mỹ hành xử thù địch và áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Iran, cho rằng dùng áp lực và các mối đe dọa này có thể dẫn đến các cuộc đàm phán với Iran, họ đã rất sai lầm. Iran sẽ không ngồi vào bàn đàm phán với một quốc gia như vậy. Iran không cần một người trung gian để đàm phán, lối hành xử này của Hoa Kỳ cần phải thay đổi".

Mỹ không tìm cách thay đổi chế độ ở Iran

Liên quan đến triển vọng bán dầu Iran cho người Nhật trong điều kiện trừng phạt, quan chức này cho biết:

“Iran đang cố gắng giành lại thị trường dầu mỏ. Các nước trong thị trường dầu thực sự muốn mua dầu của chúng tôi. Chúng tôi đã tránh các lệnh trừng phạt và bán dầu trước đó, vì vậy chúng tôi sẽ cung cấp dầu của  mình cho khách hàng".

Các nhà khoa học chính trị Iran đã nói về những đề xuất có thể mà Abe đang chuẩn bị trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik. Tiến sĩ Ali Rezahah, chuyên gia về chính sách quốc tế của Hoa Kỳ, bình luận viên và phụ trách chuyên mục cho Trung tâm chuyên gia phân tích của lãnh tụ tối cao Iran (KHAMENEI.IR), trước câu hỏi: Iran có thể đề nghị Nhật Bản trở thành người ủng hộ trong cuộc đối đầu giữa Iran và Hoa Kỳ, đã trả lời như sau:

“Trước hết, đây là chuyến thăm đáp lại chuyến thăm Nhật Bản của đại diện Iran. Thứ hai, đại diện của Nhật Bản đến Iran với đề nghị rõ ràng và chúng tôi hy vọng rằng điều này có liên quan trực tiếp đến mong muốn trở thành hòa giải viên của họ trong cuộc xung đột hiện tại giữa Iran và Mỹ. Hiện tại, 5-6 quốc gia ở Trung Đông cũng đã nỗ lực giải quyết tình trạng này.

Iran: giới lãnh đạo quân sự có kinh nghiệm ở Mỹ sẽ không cho phép phát động chiến tranh

Chuyến thăm Iran của Abe trước hết mang tính chất kinh tế . Áp lực mà Mỹ gây ra cho ngành năng lượng của khu vực liên quan trực tiếp đến các vấn đề năng lượng của chính Hoa Kỳ: họ đang cố gắng biến đổi từ những người tiêu thụ năng lượng nhiều nhất trở thành nhà sản xuất lớn nhất, tìm kiếm thị trường mới, cố gắng loại bỏ cạnh tranh bằng áp lực và tạo ra sự phụ thuộc vào năng lượng của họ đối với một số quốc gia, bao gồm cả đối với Nhật Bản. Người Nhật cũng nhận thức được triển vọng phụ thuộc năng lượng lâu dài: điều này sẽ dẫn đến sự kiểm soát quy mô lớn đối với chính sách đối ngoại của họ từ phía Hoa Kỳ. Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ năng lượng của Iran và họ tin rằng nếu họ có thể đưa ra thảo luận về vấn đề này (ở Iran), thì chuyến thăm Abe  sẽ được coi là thành công về mặt kinh tế.

Nếu chúng ta phân tích những nỗ lực hòa giải này, chúng ta có xu hướng tuân thủ giả thuyết sau đây. Người Mỹ và đặc biệt là ông Trump đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, ông cần phải đạt được thành tựu trên trường quốc tế cho chiến dịch bầu cử và các hoạt động chính trị của mình, vì vậy hiện ông đang gây áp lực tối đa cho Iran để đạt được những mục tiêu này. Rõ ràng là các quốc gia trung gian tiềm năng cũng sẽ chịu áp lực. Iran đã nhiều lần tuyên bố rằng với mô tip hành xử như vậy của Mỹ, Tehran chưa sẵn sàng đàm phán. Iran sẽ đồng ý đàm phán chỉ trong điều kiện cách tiếp cận hợp lý và có cân nhắc, nhưng không chịu áp lực từ Hoa Kỳ. Thông qua áp lực như vậy, Trump đang cố gắng áp đặt các điều kiện của riêng mình lên Iran để kiếm thêm  điểm trên lĩnh vực chính sách đối ngoại”.

Ngoại trưởng Iran kêu gọi thế giới phản đối lệnh trừng phạt của Mỹ

Một chuyên gia khác của Iran, Ahmed Rashidi, chuyên gia về các vấn đề địa chính trị, khi đề cập với Sputnik về chuyến thăm Iran của Thủ tướng Nhật Bản  và lưu ý rằng nếu Abe đến Iran, thì chính  là theo đề nghị của Hoa Kỳ: “ Người Mỹ có xu hướng nghiêng về đàm phán hơn  là giao chiến. Chúng tôi đã thấy điều này trước đây và các quốc gia như Ô-man và Qatar hoặc đóng vai trò trung gian hòa giải hoặc người Mỹ yêu cầu họ làm trung gian giữa Iran và Hoa Kỳ. Vấn đề là quan điểm "không hòa bình, không chiến tranh" vì lợi ích của Hoa Kỳ. Theo tin tức gần đây, những ngày này Hoa Kỳ đã bán vũ khí trị giá khoảng 8 tỷ USD cho Ả Rập Saudi. Điều này có nghĩa là họ đã tuyên bố rằng khu vực này đang gặp nguy hiểm và đã đạt được mục tiêu của họ dưới cái cớ này. Một vấn đề khác là: theo cựu chỉ huy lực lượng Mỹ trong khu vực, chiến đấu với Iran là không dễ dàng. Chỉ huy này có kinh nghiệm về chiến tranh ở Iraq, Afghanistan và Syria và biết rằng  giao chiến ở Trung Đông là việc khó khăn,  và đó là lý do tại sao người Mỹ muốn đàm phán với Iran".

Thảo luận