Gắn chip, thả cặp rắn hổ mây 'khủng' về khu bảo tồn

Tập đoàn Sao Mai đã bàn giao cặp rắn hổ mây 'khủng' cho các chuyên gia để gắn chip theo dõi sức khỏe, sau đó sẽ thả về Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, Tuổi Trẻ thông tin.
Sputnik

Chiều 30-5, tại Khu du lịch Đồi Tức Dụp, Tập đoàn Sao Mai tổ chức lễ bàn giao cặp rắn hổ mây "khủng" cho Kiểm lâm An Giang để thả về môi trường tự nhiên dưới sự chứng kiến của lãnh đạo UBND huyện Tri Tôn và đại diện Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã (Wildlife At Risk - gọi tắt là WAR).

Giữ bí mật nơi thả cặp rắn hổ mang chúa cực độc ở An Giang

Ngay sau lễ ký kết bàn giao giữa đại diện Tập đoàn Sao Mai và Chi cục kiểm lâm An Giang, các chuyên gia đến từ trại rắn Đồng Tâm và Tổ chức WAR đã vào nơi nhốt cặp rắn hổ mây "khủng" bắt đưa vào sọt.

Trong quá trình bắt cặp rắn này, hàng trăm người hiếu kỳ đã tụ tập quay phim.

Theo ghi nhận của, cặp rắn hổ mây "khủng" đã thay da và ốm hơn lúc mới đem về đây. Nhiều người cho biết cặp rắn hổ mây thay da nên không ăn uống dẫn đến bị ốm.

Theo ông Lê Xuân Lâm - đại diện Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã, trước mắt sau khi bắt rắn xong, đơn vị sẽ gắn chip vào cả 2 con rắn, sau đó mới thả về môi trường tự nhiên.

"Chúng tôi gắn chip vào để theo dõi sức khỏe trước khi thả về môi trường tự nhiên theo đúng quy định pháp luật quốc tế về bảo vệ động vật hoang dã. Trung bình mỗi con chip có niên hạn sử dụng khoảng 20 năm. Trong suốt 20 năm này chúng ta sẽ theo dõi được sức khỏe của rắn và thậm chí biết rắn đang ở đâu" - ông Lâm nói.

Trăn bực mình phun ra một con rắn cùng kích cỡ (Ảnh)

Còn ông Lữ Cẩm Khường - phó giám đốc Sở NN&PTNT An Giang, cho biết cặp rắn hổ mây "khủng" sẽ do Chi cục Kiểm lâm An Giang tiếp nhận cùng với các chuyên gia.

"Sau đó cặp rắn này sẽ được các chuyên gia đưa về Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai. Phương tiện vận chuyển và người bắt đều là các chuyên gia đến từ Đồng Tâm. Việc thả cũng sẽ được quay phim rõ ràng" - ông Khường nói.

Như đã thông tin, đầu tháng 5, một nhóm công nhân và kỹ sư người Ấn Độ đã phát hiện và bắt được cặp rắn hổ mây "khủng" ở núi Cấm, An Giang. Tập đoàn Sao Mai đã mang cặp rắn bắt được về Khu du lịch Tức Dụp để phục vụ du khách tham quan.

Bộ Nông nghiệp lên tiếng về cặp rắn 'khủng' 60kg ở núi Cấm

Ngay sau đó, chính quyền tỉnh An Giang vào cuộc kiểm tra xác nhận đây là cặp rắn hổ mây "khủng" nhất từ trước đến nay được bắt tại vùng Bảy Núi.

Hai con rắn có trọng lượng khoảng 18kg/con và dài khoảng 4m chứ không phải 30kg như thông tin doanh nghiệp cung cấp ban đầu.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đã có công văn gửi UBND tỉnh An Giang yêu cầu khẩn trương tổ chức xác định rõ nguồn gốc, xuất xứ của các cá thể rắn hổ mang chúa, tổ chức thả chúng lại môi trường tự nhiên, đảm bảo an toàn cho người và động vật.

Thảo luận